Từ chuyện phong bì mừng cưới của khách mời đám cưới Đông Nhi, đến văn hóa bỏ phong bì mừng cưới trên thế giới

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Dân tình tò mò cặp Nhi-Thắng ‘chịu chơi’ bỏ ra hàng chục tỷ tổ chức lễ cưới thế kỷ, đãi khách sang xịn mịn đến từng chi tiết thì dàn khách mời ắt hẳn sẽ mừng cưới bằng một chiếc phong bì dày cộp xứng tầm. Nhưng ‘dày’ ở đây là con số bao nhiêu?
Từ chuyện phong bì mừng cưới của khách mời đám cưới Đông Nhi, đến văn hóa bỏ phong bì mừng cưới trên thế giới
Ảnh minh họa

Cuối cùng thì cặp đôi thần tượng của bao bạn trẻ Đông Nhi – Ông Cao Thắng đã chính thức trở thành vợ chồng của nhau sau cả thập kỷ yêu đương. Cái kết đẹp này khiến ai nấy hết sức mãn nhãn và có niềm tin hơn vào tình yêu đôi lứa.

Xem Video: Đông Nhi - Ông Cao Thắng trao lời hẹn ước


(Nguồn: saostar)
Đám cưới tổ chức sang xịn thế nào thì có lẽ các mẹ đã thấy ‘rần rần’ khắp các mặt báo từ hôm qua rồi đúng không? Từ chuyện cô dâu đặt may 10 bộ váy cưới, đeo nhẫn kết hôn đắt đỏ, địa điểm tổ chức là resort 5 sao, 500 khách mời được đài thọ 100% chi phí bay tới Phú Quốc, ăn ở, vui chơi cũng được bao trọn, thực đơn tiệc cưới toàn sơn hào hải vị (tôm hùm, bào ngư nguyên con, hải sâm, yến…).


Được biết trong số 500 khách mời thì có khoảng 200 người thuộc giới showbiz, còn lại là người thân, bạn bè, đối tác làm ăn của gia đình cô dâu chú rể. Dự đoán số tiền mà đôi uyên ương cùng gia đình chi cho hôn lễ và màn đãi khách đêm qua lên đến hàng chục tỷ đồng.


Câu chuyện tế nhị mà nhiều người hâm mộ đặt ra là khách mời dự sẽ đi phong bì bao nhiêu để xứng tầm với đám cưới chỉn chu, sang trọng này? Liệu có ai không đi phong bì mà thay vào đó là trang sức vàng bạc, kim cương, đá quý, thậm chí có ai chuyển thẳng tiền mừng vào tài khoản hay không? Cặp đôi Nhi – Thắng sẽ thu hồi bao nhiêu vốn cho đám cưới này?


Theo như tin tức em nghe phong phanh được thì 500 khách mời đa số đều có quà mừng giá trị. Người dùng phong bì tiền mặt truyền thống (ruột là tiền đô), người dùng hiện vật. Trung bình khoảng 500 USD (khoảng hơn 11 triệu đồng) là ổn để đi đám cưới Đông Nhi rồi. Ai giàu và nổi tiếng hơn thì họ sẽ đi gấp đôi, gấp ba, gấp tư… Đây đối với họ là con số không quá to tát bởi bình thường họ có thể tặng nhau những món quà sinh nhật hàng hiệu cả chục, thậm chí hàng trăm triệu nữa mà.


Còn nhớ hồi đám cưới Trấn Thành – Hariwon, diễn viên hài Thu Trang cùng ông xã Tiến Luật được bạn bè đoán đã bỏ phong bì 10 triệu đồng (sau đó cặp đôi này rút thăm trúng thưởng trong đám cưới và nhận về phần thưởng là 2 triệu đồng).


Đó chỉ là tò mò của người hâm mộ thôi, chứ với Đông Nhi và Ông Cao Thắng thì có lẽ họ không quan trọng chuyện thu về bao nhiêu tiền mừng đâu. Bởi trong ngày trọng đại nhất của đời mình thì sự có mặt đông đủ của bạn bè, người thân cùng sự ưu ái về thời tiết của mẹ thiên nhiên đã là món quà to lớn nhất rồi. Vật chất suy cho cùng cũng chỉ mang tính hình thức thôi.


Từ chuyện phong bì mừng cưới đám Đông Nhi – Ông Cao Thắng, bỗng dưng em lại suy nghĩ đến văn hóa mừng cưới ở nước mình lẫn một số nơi trên thế giới. Ngẫm cũng hay hay nên chia sẻ ở đây để các mẹ biết thêm, khỏi tò mò.


Ở Việt Nam


Phong tục mừng đám cưới bằng tiền dù chưa thực sự hoàn hảo nhưng nó là giải pháp hợp lý vì để tổ chức một tiệc cưới sang trọng thì chi phí bỏ ra không hề nhỏ, phần tiền mừng như một cách để mọi người cùng san sẻ chi phí với cô dâu chú rể. Bình thường đi một đám không nói, nhưng nếu rơi vào các tháng cao điểm như cuối năm, được mời cưới liên tục thì cũng khá ‘bối rối’. Ở Việt Nam, người ta đặt thùng đựng phong bì cưới gần cổng để khách đến là có thể nhét tiền vào một cách tự nhiên.


Sau đây, em xin chia sẻ công thức tính tiền mừng cưới được tham khảo trên mạng để các mẹ dễ hình dung:


Công thức Tiền mừng đám cưới (của người đi mừng dự định chi ra) = Ngưỡng tối thiểu * Mức độ thân thiết với cô dâu hoặc/và chú rể * Mức sang trọng của bữa tiệc * Tình hình kinh tế hiện giờ của người đi mừng * Số tiền mừng trong quá khứ của cô dâu/chú rể trước đó cho người đi dự (nếu có) * Số người tham dự (thường là 1, nhưng có thể nhiều hơn).


Hình minh họa (Nguồn: we25)


Có một số lưu ý về chiếc phong bì mừng cưới như sau:


-Bạn nên chuẩn bị sẵn phong bì tiền trước khi đi.


-Nên chọn tiền mới nhất mà bạn có, kiêng sử dụng tiền rách, nhàu nát. Ưu tiên dùng tiền chẵn thay vì nhiều tờ lẻ.
-Phong bì phải mới tinh, không nhàu, ố.


-Trên phong bì viết đầy đủ họ tên người gửi, nếu lo trùng tên thì có thể ghi thêm nơi mình ở hoặc mối quan hệ (ví dụ bạn cấp 2, bạn của mẹ, cơ quan).


-Viết lời chúc rõ ràng, đơn giản, lịch sự.


Ở Nhật


Nhật Bản cực kỳ xem trọng văn hóa mừng cưới bằng phong bì. Tuy nhiên, nếu nhiều nước trong đó có Việt Nam chỉ phổ biến một loại phong bì dùng cho nhiều dịp thì người Nhật có cả một “hệ thống” phong bì phù hợp cho từng hoàn cảnh.


Trong đó, phong bì đám cưới là một loại phong bì đặc biệt nhất nhì của người Nhật. Nó được trang trí bắt mắt với sợi giấy bện hai màu đỏ-trắng hoặc vàng-bạc được thắt nút ở giữa thành hình chiếc kéo hoặc bông hoa, đôi khi thêm vào một cành thông.


Phong bì mừng cưới ở Nhật (Nguồn:laodongnhatban)


Phần ruột tiền mừng bên trong được gói cẩn thận bằng một lớp giấy. Người Nhật gói rất cẩn thận từng lớp rồi thắt lại bằng một dải lụa nhỏ. Tiền mừng thường là tiền giấy mới và là số tiền lẻ không chia hết cho 2, với ý nghĩa cầu chúc cho cô dâu chú rể không thể chia cắt.


Hoa trang trí trên phong bì của Nhật (Nguồn:laodongnhatban)


Ở Mỹ


Ở phương Tây (điển hình là Mỹ), cô dâu chú rể thường lên danh sách những thứ họ cần (chủng loại, số lượng, xuất xứ…) rồi gửi danh sách này cùng danh sách khách mời đến dự lễ cưới của họ (tên, địa chỉ, số điện thoại…) cho một công ty chuyên phục vụ lễ cưới.


Công ty này có trách nhiệm liên hệ với các hãng bán lẻ để tìm nguồn hàng, rồi họ sẽ gửi danh sách cùng với giá của các món đồ đến nhà từng vị khách được mời dự tiệc cưới. Công ty sẽ đảm bảo từng món đồ đúng theo yêu cầu của cô dâu chú rể. Nếu số quà trong danh mục hết thì khách sẽ đi ăn cưới với phong bì tiền. Họ cũng xem việc tặng quà cưới bằng tiền mặt là phổ biến, nhanh gọn lẹ.


Đúng là mỗi đất nước có một kiểu mừng cưới đặc sắc riêng phải không các mẹ? Và mỗi địa phương trên đất nước đó lại có một điểm đặc sắc riêng nữa. Rảnh rỗi tìm hiểu về những điều này cũng thú vị lắm đó các mẹ ạ. Với cá nhân em thì chuyện đi phong bì tiền mặt hay tặng hiện vật thì cũng giá trị như nhau, làm sao miễn cả hai bên vui là được. Vì suy cho cùng, sự chúc phúc từ người thân, bạn bè dành cho cô dâu chú rể mới là đáng trân trọng nhất.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật