Thầy giáo hợp đồng cống hiến 19 năm ‘rơi lệ’ nhìn đồng nghiệp trên bục giảng, hàng xóm còn chọc quê

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Thời đại bây giờ, nếu không yêu trẻ yêu nghề, chẳng ai ‘dại’ mà chọn làm thầy cô giáo. Áp lực công việc, áp lực thành tích, áp lực từ phụ huynh học sinh lúc nào cũng đè nặng trên vai, trong khi nếu xét về tiền lương thì chẳng thấm gì so với các ngành nghề khác.
Thầy giáo hợp đồng cống hiến 19 năm ‘rơi lệ’ nhìn đồng nghiệp trên bục giảng, hàng xóm còn chọc quê
Bức ảnh thầy Tăng đi lắp điều hòa được bạn bè chụp lại. Ảnh: Vietnamnet

Vậy mà, vẫn còn đó những người thầy tâm huyết, dù chỉ dạy hợp đồng vẫn kiên trì bám trụ. Để rồi sau hơn mười mấy năm ‘gõ đầu con trẻ’, họ đành ngậm ngùi nói lời chia tay. Như câu chuyện của thầy Phùng Đức Tăng, giáo viên của Trường THCS Phú Sơn (Ba Vì) cũng buồn như thế.


Tính đến năm 2019, thầy Tăng đã công tác trong ngành giáo dục được 19 năm. Dù mức lương giáo viên hợp đồng chỉ vỏn vẹn hơn 1,3 triệu đồng mỗi tháng, thầy vẫn quyết tâm gắn bó. Nhiều người bạn mắng thầy là “dở hơi”, “được vài đồng bạc, tiếc gì mà cứ bám trụ”.


Mỗi lần nghe vậy, thầy Tăng buồn bã: “Mình tiếc bao công bố mẹ cho ăn học, với lại mình cũng có tình yêu với nghề”. Được 1,3 triệu tiền lương, cũng ngại chứ". Nhiều người hỏi han, thầy chỉ biết xót xa và cảm thấy “ngượng” vì “ai cũng nghĩ lương giáo viên nhiều lắm, nhưng cái đó chỉ gọi là tiền công thôi chứ sao gọi là lương được”.

Nhiều lần, thầy Tăng cùng các giáo viên hợp đồng khác cũng lên tận huyện kiến nghị về việc cần tăng lương cho giáo viên hợp đồng, nhưng kiến nghị ấy không được chấp nhận. Thầy cô lại trở về. Nhiều người chấp nhận bỏ việc; số khác làm thêm đủ thứ từ bán cua, chăn nuôi, bán hàng online, cấy thuê, hàn xì,...


Vậy mà thầy Tăng vẫn một mực ở lại. Nhưng rồi, vào ngày 15/8 vừa qua, thầy Tăng chính thức nhận được thông báo phải chấm dứt hợp đồng. Chua xót, đau đớn và chán chường, một người giáo viên tâm huyết đến thế nhưng chẳng thể gắn bó được với nghề.


Trong khi ngoài kia, biết bao kẻ ‘sói đội lốt cừu’, mang danh giáo viên để đi làm những chuyện xằng bậy từ dâ‌m ô đến bắt ép, từ ghi thù đến đánh đập, tất cả đều có hết.

Xem Video: Không giáo viên hợp đồng nào được xét tuyển đặc cách

//


Còn thầy Tăng – người thầy giáo được học sinh quý mến và yêu thương, lại chẳng còn con đường nào để bước tiếp. Biết tin thầy nghỉ việc, nhiều học trò đã nhắn tin ngay: “Mấy nay con đi học mà không thấy thầy đâu”. Nhắc đến đây, thầy Tăng bật khóc và chua xót nói ’Thực sự rất đau lòng’.


Hình minh họa (Ảnh: Internet)

Không đau sao được, bởi 19 năm là quá dài với một đời người, đó là quãng thời gian đủ để một em bé mới sinh trở thành thanh niên, thiếu nữ. Và trong 19 năm ấy, tháng lương nào thầy nhận, cũng chưa bao giờ vượt qua con số 2 triệu đồng.


Có lẽ với nhiều người, thầy thực sự rất ‘dại’, thay vì bỏ thời gian soạn giáo án, đứng lớp giảng bài, thầy cứ chịu khó bôn ba ra ngoài làm việc này việc kia, thậm chí buôn bán nhỏ thôi cũng có thể kiếm được nhiều hơn thế.


Nhưng với thầy Tăng, giáo viên không chỉ là cái nghề mà còn là cái ‘nghiệp’, lỡ mang vào rồi sao nỡ bỏ ra! Vậy mà… cống hiến gần 19 năm trong nghề, vào đúng ngày học sinh tựu trường, thầy đi dạy buổi đầu tiên của năm học mới thì cũng là ngày thầy biết mình phải nghỉ việc.


Đau đến tận cùng!


Nếu được tiếp tục dạy, tôi vẫn sẽ đi.


Mất việc, thầy xin đi làm hàn xì, nhôm kính, lắp máy lạnh,... Những công việc này khi xưa, anh em bạn bè rủ nghỉ việc để đi làm cùng, thầy đều từ chối. Cũng vài ngày trước, khi đưa con đến trường học, thầy Tăng ứa nước mắt khi nhìn thấy đồng nghiệp được đi dạy.


Nghĩ đến mình, thầy lại thương thân. “Buồn lắm! Đến cổng trường, học trò nhìn thấy chào thầy, nhưng em khác nói thêm vào: “Thầy có đi dạy nữa đâu mà là thầy”. Các cháu còn bé, cũng không có ý gì cả. Nhưng thực sự quá đau lòng”.


Ngoài lắp điều hòa, làm nhôm kính, thầy Tăng còn làm hàn xì. Ảnh: Vietnamnet


Cũng vài lần đi bảo dưỡng điều hoà, thầy vào đúng nhà của học sinh. Cả thầy, cả trò đều ngỡ ngàng, nhưng thầy Tăng phải nói dối rằng mình đi làm kiếm thêm thu nhập ngày cuối tuần. Cũng từ ngày nghỉ việc, hàng xóm láng giềng dị nghị nhiều lắm. Có người biết chuyện thì trêu thầy: “Thế là mày mất dạy rồi à?”


Buồn là thế, chán là vậy nhưng khi được hỏi thì thầy Tăng vẫn khẳng định “Sau này nếu có cơ hội được đi dạy lại, tôi vẫn sẽ đi”.


Nói thật, kiên trì và nặng lòng như thầy Tăng, chẳng mấy ai làm được. Dẫu biết lương thấp là tình trạng chung của các giáo viên hiện nay, ai chấp nhận thì làm, ai không muốn thì nghỉ việc, tìm con đường mới để tiếp tục sinh nhai.


Nhưng riêng thầy Tăng, dù lương thấp vẫn muốn gắn bó, dù chỉ là hợp đồng vẫn nặng lòng với học sinh. Nói ví von thì thầy như một kẻ si tình cố chấp với ‘tình yêu’ của mình suốt 2 thập kỷ, vừa đáng ngưỡng mộ lại vừa đáng thương.


Hình minh họa (Ảnh: Internet)


Ngẫm mà buồn, ngày xưa nhà giáo là nghề quyền lực. Thầy nói trò nghe, thầy dặn dò là phụ huynh phải ghi nhớ. Thầy có nghiêm khắc nhưng các em biết sợ. Sợ trong sự kính nể và thành tâm.


Nay thì sao? Người thầy không có đạo đức thì được giữ lại, rồi chèn ép bắt nạt học sinh, người muốn gắn bó, được học trò yêu thương thì chẳng thế tiếp tục giảng dạy. Xót xa hơn, một số học sinh gặp thầy lại không muốn chào vì thầy đã hết công tác.


Bỗng thấy nghề giáo viên, bạc bẽo đến khôn cùng!

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật