Để đến với cái sự bất biến đáng kinh ngạc, có lẽ nên bắt đầu tư câu chuyện được kể từ người đàn ông có ba chữ tình, tình say nghề, tình thân đồng đội và tinh si cuộc đời.
Sự tình cờ đầu tiên
Trong một chương trình có sự tham dự của đông đảo cộng đồng các doanh nhân hoạt động mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực, tôi vô tình bắt chuyện với người đàn ông ngồi kế bên để tìm hiểu với động cơ biết đâu rằng lại có tư liệu cho bài viết hay kết nối với dự án tôi đang tìm hiểu.
Tình cờ là bởi hai động cơ bắt đầu đó lại đạt được trong lần nói chuyện với anh, anh là Nguyễn Văn Vượng, Phó Tổng Giám đốc Haidang Plaza, như anh giới thiệu.
Sinh năm 1954, người đàn ông tuổi ngoại lục tuần có mái tóc bạc trắng đặc trưng, dáng người cao đậm, đón tôi trong một buổi chiều tới tìm hiểu về anh và Haidang Plaza theo lời mời, một buổi chiều bình thường như mọi doanh nghiệp, công việc diễn ra trong cường độ liên tục.
Điều ấn tượng không phải bởi cái vẻ bề ngoài anh tạo nên, mà là cái thứ cảm xúc nhiệt huyết khi nói về công việc như một chàng trai trẻ trong hình dáng của một người đàn ông ngoại lục tuần ấy.
Ngược trở lại lần đầu, khi nghe tôi trao đổi về mục tiêu hỗ trợ phát triển thương hiệu doanh nghiệp thông qua tăng cường sự hiện diện của doanh nghiệp trên internet bằng chính website của họ mà chúng tôi đang triển khai, anh hào hứng lạ thường, anh giới thiệu với tôi về website, về những dự án mà Haidang Plaza đang phát triển.
Sự tò mò xuất hiện nhiều hơn khi thấy một doanh nghiệp sự kiện tiệc cưới lại có một trang thương mại điện tử khá quy mô bài bản, từ rượu vang tới sản phẩm gia dụng, trong khi tôi đang cố loay hoay lắng nghe điều gì khiến nhiều doanh nghiệp chần trừ triển khai giải pháp kinh doanh bằng công nghệ đến vậy.
Gặp anh có vẻ không dễ như viết, anh bận công việc của Phó Tổng Giám đốc, và cũng chẳng có gì khác nhiều một buổi làm việc thông thường, nếu anh không thể hiện cái sự tỉ mỉ trong hướng dẫn tôi từ thông tin để tới điểm hẹn, tới người sẽ làm việc với tôi trong lúc anh đang bận việc.
Ngay cả khi chúng tôi đang trao đổi với nhân viên công ty, anh cũng liên hệ từng người để biết chúng tôi đang làm việc ở đâu và với ai.
Làm việc mới thấy anh say công việc đến thế nào. Ở tuổi nhiều người đã lựa chọn lui lại hậu trường, an nhàn tuổi xế chiều thì anh lại lao vào công việc như sợ rằng mình còn sức lực quá.
``Nhạc trưởng của vị giác`` Nguyễn Văn Vượng, Phó Tổng Giám đốc Haidang Plaza
Nhạc trưởng vị giác
Nếu miêu tả anh trong công việc, tôi dùng hai từ gắn với nghề nghiệp là “kỹ sư văn hóa” và “nhạc trưởng vị giác”.
“Kỹ sư văn hóa” bắt nguồn từ tiểu sử vốn ra đời là kỹ sư máy móc, chuyên ngành động cơ đốt trong mà anh theo học những năm 1975 lại Bungari.
Tới năm 1981, anh bắt đầu sang một chuyên ngành mới chẳng ăn nhập gì với sự bui bặm và những âm thanh chát chúa của sắt thép, ngành văn hóa ẩm thực, rồi tiếp hơn 20 làm việc và lãnh đạo tại khách sạn Hữu Nghị, Hải Phòng – khách sạn to bậc nhất thời bấy giờ.
Gần 40 năm bén duyên với nghề, nhưng đặc trưng của ngành kỹ thuật vẫn hữu ích là tính kỷ luật và hiệu quả đã bám chặt lấy anh. Anh say cái nghề của mình, đặc biệt với những chai rượu vang, “món quà của Chúa” theo cách anh gọi.
Công ty Cổ phần Du lịch Khách sạn Hải Đăng là doanh nghiệp có kinh nghiệm hơn một thập kỷ chuyên về sản phẩm – dịch vụ cao cấp như trung tâm hội nghị tiệc cưới, nhà hàng ẩm thực, bar cafe, hầm rượu, hầm bia, trung tâm thể thao và chăm sóc sức khỏe, trung tâm thương mại xuất nhập khẩu, trung tâm du lịch quốc tế và nội địa, phòng vé máy bay, đào tạo và du học, trang trại nuôi cá đặc sản… có trụ sở tại Hải Phòng.
Ngẫm về những ngày đầu tiên khi Hải Đăng xây dựng hầm ủ rượu vang những năm đầu, hơi ngả người về sau một chút, anh cười mà kể “khi đó hầm rượu được ví là nét Châu Âu giữa lòng Hải Phòng của Hải Đăng không phải ai cũng ủng hộ, họ nói rượu vang chua loét, ai uống gì…”.
Thế nhưng “mình là người có nghề”, ánh lên sự say sưa trong mắt, anh nói. Thời gian nước ta vẫn còn lạc hậu, đói nghèo thì ở Hải Phòng đã có trạm ngoại thương 525 của các nước Đông Âu, họ cung cấp bơ, đường sữa, dinh dưỡng cao cấp cho chuyên gia quân sự, kinh tế sang giúp đỡ Việt Nam, và khi ấy mình mới biêt rằng rượu vang là đồ cao cấp.
Xa hơn từ thế kỷ 15 khi những tàu của lái buôn Tây Ban Nha đầu tiên tới Việt Nam giao thương, truyền đạo, rượu vang trở thành một trong những sản phẩm được mang theo vào nước ta.
Vang chưa uống mà anh đã say, anh say sưa nói về nó, về những sự thứ “đồ uống có cồn duy nhất được xác định có lợi cho sức khỏe. Rượu vang tốt cho tim mạch, tiêu hóa, nếu từ thời trưởng thành đã dùng rượu vang, luyện tập đều đặn thì chắc không có xơ vữa động mạch, không có mỡ máu”.
Anh nói “Làm nghề du lịch này là làm nghề văn hóa”, làm nghề này buộc phải hòa nhập, làm văn hóa phải hòa nhập chứ ai hòa nhập cho, mà ẩm thực một vấn đề trong đó.
Nghề du lịch được coi là nghề văn hóa, làm nghề văn hóa, trong đó có văn hóa ẩm thực, và rượu vang là văn hóa chung của nhân loại.
Nhưng ai làm nghề du lịch mà không hiểu văn hóa Việt Nam thì lại lạc đề, lạc đầu bài, từ phong cách tới người khác, đương nhiên cũng có thể hiện tính cách vùng miền nhưng cái chung nhất của Việt Nam vẫn phải có.
Chỉ có điều là một ông học về động cơ đốt trong lại làm về văn hóa, cười sảng khoái trên đường rời nhà hàng Nhật Bản trong khuôn viên Hải Đăng anh vừa nói.
Anh say mê vô tận khi nói về rượu vang, mỗi hầm rượu chúng tôi qua, anh nói mỗi chai rượu, mỗi nhãn rượu đều có một câu chuyện riêng về nó.
“Đây là giống nho tuyết Bungari, trái nho này khi chín, tuyết bao phủ tới nó, tới giai đoạn để hái, người ta không hái mà để nó khô hẳn đi, và chai vang này có kèm cả nhụy nghệ tây”, cầm một chai rượu vang có nhãn vàng, với hình chùm nho và bông hoa trên tay anh nói.
”Nhạc trưởng vị giác”, anh nói với tôi về những quy tắc trên bàn tiệc, về những điều không nên làm khi tham gia vào một bàn tiệc với đồ ăn có nhiều đạm, làm sao để không để lại ấn tượng xấu khi dùng sai thực phẩm.
Nhấp một ngụm thử vang, đảo quanh khoang miệng trước khi nuốt xuống cổ họng, ấy rồi khẽ mở miệng để lấy hơi vào thử mùi vị vang, đầu hơi ngả về sau, mắt lim dim lại để tưởng tượng rõ nhất cái cái cảm giác tuyệt hảo đó.
Cách anh chăm sóc khẩu vị cho mình và khách hàng khó tính như một người thợ cần mẫn với động cơ, không chỉ vừa chuẩn yêu cầu mà còn phải hài hòa khẩu vị
Anh mang cả tính đặc trưng kỹ thuật của các chi tiết máy móc lên bàn tiệc, chính xác như từng chi tiết của trong cơ khí, chai rượu vang của anh phải đạt đúng chuẩn nhiệt độ trước khi được phục vụ.
Đối với vang, phải thật chuẩn vị, nhiệt độ luôn phải giữ ở mức 20 độ, thậm chí còn phải cẩn thận đo nhiệt độ của từng chai vang trước khi đem ra phục vụ.
Tôi còn nhớ, sự kỷ luật nghệ thuật ấy khiến một cô nhân viên bị anh chỉnh đốn chỉ bởi không hỏi anh sử dụng “nước gì” trước khi phục vụ, chứ chưa nói giới thiệu về rượu cũng phải chuẩn bị thật kỹ càng.
Anh còn yêu cầu nhân viên “không coi mình là sếp, coi như chưa biết gì”, ấy nhưng văn hóa đào tạo có phần khắt khe đó có lẽ lại khiến nhân viên ở đây nể và phục anh nhiều hơn.
Bán vang ở đâu, có trách nghiệm đào tạo cho nhân viên ở đó. Phải đưa chuyên gia ra hướng dẫn cho nhân viên, phải hiểu về rượu, phải giới thiệu được rượu, phải biết cách phục vụ rượu như thế nào, thì mới bán được vang chứ không phải bán chai vang xong là xong, anh khẳng định.
Xuyên suốt bữa ăn, anh kể có vào hầm rượu vang mới thấy quý từng giọt vang như thế nào. Có những chai vang làm thủ công, có những chai vang từ một loại nho nhưng giá thành thì khác nhau do cách chế biến.
Thường một gùi (dạ – theo cách anh gọi) nho đã có thể làm thành một chai vang, nhưng có những chai phải dùng tới 6 – 12 dạ mới làm được một chai, và những chai như vậy không dễ dàng gì có thể bán được tại Việt Nam.
Làm gì cũng phải yêu nghề, yêu việc mình làm mới làm được lâu. Có ngày mình từng đi 1015km trong 23 giờ. Ba giờ sáng đi từ Lào Cai, sang Sapa, sang Lai Châu, rồi 8 rưỡi tối về Lào Cai, ăn tối xong hai giờ sáng hôm sau về tới Hải Phòng.
Bất cứ ai, chỉ cần biết họ thích uống rượu vàng, bán rượu vang thì cho dù thế nào cũng phải tiếp cận, phải gặp để trao đổi.