‘Đòi’ tài sản, rốt cục các nhà Sư kinh doanh thứ gì?

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Dư luận bức xúc việc nhà sư Thích Thanh Toàn, trụ trì chùa Nga Hoàng được phép hoàn tục và xin Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc cho giữ lại toàn bộ tài sản đứng tên mình.
‘Đòi’ tài sản, rốt cục các nhà Sư kinh doanh thứ gì?
Sư Toàn đã được cho hoàn tục nhưng lại muốn mang theo toàn bộ tài sản đứng tên mình

Việc nhà sư Thích Thanh Toàn, trụ trì chùa Nga Hoàng (H.Tam Đảo, Vĩnh Phúc), được phép hoàn tục và sau đó xin Giáo hội Phật giáo VN tỉnh Vĩnh Phúc cho giữ lại toàn bộ tài sản đứng tên mình khiến dư luận “nổi sóng” bức xúc.

Không chỉ trường hợp sư Toàn, như Thanh Niên thông tin, thời gian qua xảy ra việc một số nhà tu hành phạm lỗi chuyển sang chùa khác nhưng vẫn mang theo tài sản đứng tên mình, nhà tu hành qua đời khiến việc xây dựng chùa ngưng lại vì phải mở thừa kế... là hệ lụy từ lỗ hổng luật.

Xem Video: Xác minh tài sản tiền tỷ của sư thầy xin hoàn tục sau khi “g‌ּạ tìn‌ּh”

//

Nói cụ thể về trường hợp sư Toàn, luật sư Trương Anh Tú (Văn phòng Luật sư Hà Nội) cho rằng sư Toàn có nghĩa vụ phải chứng minh nguồn gốc tài sản của ông. Theo luật sư Tú, nếu sư Toàn không hề có tài sản thừa kế, không kinh doanh gì trong thời gian tu tập mà có sinh lời, tài sản mua bằng tiền cúng dường, tiền công đức của phật tử, thì phải chuyển lại cho chùa.

Vào chùa tay trắng thì ra đi cũng tay trắng

Đa số bạn đọc (BĐ) đều đồng tình với ý kiến của luật sư Tú. "Ăn hằng ngày các sư còn phải nhờ công đức của phật tử bảo trợ, cấp tiền. Sư chỉ tụng kinh gõ mõ hằng ngày làm gì có tài sản riêng", BĐ Anh Chiến (An Giang) nêu ý kiến.

"Người đi tu ăn lộc tại chùa, giúp người dân hướng sống theo Phật dạy để tốt hơn. Tu buôn bán gì, có kinh doanh và nộp thuế đúng Pháp Luật không mà nói tài sản của riêng. Không thể để người tu hành đã sai phạm cởi bỏ áo tu rồi ôm của cải ngang nhiên thế được...", BĐ tên H.Lành (Hà Nội) bức xúc.

Đồng quan điểm, BĐ tên Dân (TP.HCM) nêu ý kiến: "Trong thời gian tu hành, nhà sư không kinh doanh thì làm gì có tiền mà mua đất, mua tài sản. Tiền mua tài sản, đất từ tiền cúng dường, tiền công đức của phật tử thì phải trả lại cho chùa chứ".

"Tất cả tiền bạc, đất đai, xe cộ mang tên ông Toàn là của chùa hết. Tại vì ông Toàn khô‌ּng mặ‌ּc áo cà sa thì ai cho, ai cúng, mà phật tử cúng tiến đều nghĩ cúng tiến cho nhà chùa chứ không ai cúng tiến cho ông Toàn cả", BĐ B.V.Chương (Hà Nội) viết. Còn BĐ tên Chung (Hà Nội) cho rằng: "Vào chùa với hai bàn tay trắng thì ra đi cũng phải hai bàn tay trắng. Cho dù anh có tài sản thừa kế nọ kia, nếu đã đem vào chùa thì phải là cúng tiến chứ không có chuyện gửi nhờ".

Xem Video: Sư Toàn xin hoàn tục nhưng vẫn giữ tài sản

//

Cần nhanh chóng "trám" lỗ hổng

Một giáo sư nghiên cứu văn hóa, tôn giáo cho rằng việc để sư Toàn ra đi và cầm theo tài sản nhiều khả năng của phật tử đóng góp là rất vô lý. “Một người ra đi trong một điều kiện đặc thù như thế thì việc mang đi nó rất vô lý. Nhưng điều này bắt nguồn từ luật nên cần đưa thêm vào luật về tôn giáo”, ông nói. Trong khi đó, luật sư Trương Anh Tú cho biết đất tôn giáo trong luật Đất đai có quy định: sổ đỏ ghi là của chùa A, chùa B; hay là ghi của giáo hội tỉnh A, tỉnh B, chứ không được ghi tên sư thầy. Trường hợp mua thêm đất cũng vậy. “Nhân việc này, Giáo hội Phật giáo cũng nên tổng rà soát lại toàn bộ đất đai tài sản, tài khoản trong ngân hàng rồi chuyển dịch tên sang giáo hội. Tránh trường hợp như ông Toàn”, luật sư Tú kiến nghị.

Cùng quan điểm, BĐ tên Long (Nam Định) cho rằng: "Đã đi tu, vô chùa là bỏ trần tục. Ông này làm sai mà còn tham, đòi tiền. Tiền đó là của chùa, ông ta chỉ có nhiệm vụ quản lý... Nhà nước và Giáo hội Phật giáo nên rà soát lại để chấn chỉnh gấp...".

"Lại thấy lộ ra một lỗ hổng trong vấn đề liên quan đến tín ngưỡng. Xã hội vốn luôn cảm thông và kính cẩn với các vấn đề tâm linh nhưng vì thế mà bị lợi dụng thì lòng tin sẽ khủng hoảng. Đã đến lúc nhà nước cần có chế tài cụ thể để ngăn chặn sự tiêu cực từ đây", BĐ Hữu Tuấn góp ý.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 10359
  1. Sư Toàn xin hoàn tục và giữ lại tài sản 200-300 tỷ: Luật sư nói ‘sư thầy lấy tiền đấy ở đâu ra?’
  2. Sư Toàn hoàn tục có thể khởi kiện dân sự để đòi khối tài sản 300 tỷ đang đứng tên được không?
  3. Sẽ thế nào nếu Sư Toàn không trả khối tài sản 300 tỷ cho chùa?
  4. Chốn cửa Phật bị vấy bẩn, đâu phải chỉ do lỗi các sư thầy tạo ra?
  5. Xử lý tài sản của sư Toàn: Nếu thầy Toàn đang nợ tiền đất thì chả nhẽ tự dưng chúng tôi lại ôm cái số nợ đó
  6. Thượng tọa Thích Đức Thiện: Sư Toàn phải hoàn tục với 2 bàn tay trắng
  7. Sư Toàn xin 300 tỷ là việc của thầy, Giáo hội cho phép hay không là chuyện khác
  8. Đại diện Giáo hội Phật giáo VN: Sư là nghề ‘start up’ nhanh giàu nhất là ý nghĩ không đúng, thiếu khách quan
  9. Nhân vụ sư Toàn xin giữ lại 300 tỉ: Kiểm toán dòng tiền khủng công đức chảy vào đền chùa
  10. Theo luật pháp, sư Toàn không có quyền nhận 300 tỉ
  11. Giáo hội sẽ định đoạt vấn đề tài sản, sư Toàn có thể hoàn tục mà không có tài sản gì cả
  12. ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng: Ai quyết định cho sư Toàn giữ khối tài sản 300 tỷ đồng sẽ phải chịu trách nhiệm liên đới
  13. Giáo hội Phật giáo Việt Nam chính thức lên tiếng việc sư thầy ‘gạ tình phóng viên’ xin giữ tài sản 200-300 tỷ
  14. Mục sở thị trang trại ‘trăm tỷ’ của sư thầy ‘gạ tình’ phóng viên, muốn hoàn tục
  15. Đứng tên tài sản liệu sư Toàn có thể mang theo 300 tỉ rời cửa Phật?
  16. Phải xác định rõ khối tài sản 300 tỷ của sư thầy ‘gạ tình’ phóng viên
  17. Phó trưởng ban Ban Trị sự Phật giáo Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc lên tiếng về gia tài 300 tỷ của Thích Thanh Toàn
  18. Gia tài 300 tỷ của sư thầy ‘gạ tình’ phóng viên bao gồm tài sản gì?
  19. Sư thầy nghi ‘gạ tình’ nữ phóng viên xin xả giới, hoàn tục
  20. Chính thức đình chỉ chức trụ trì chùa Nga Hoàng 3 tháng với nhà sư gạ tình phóng viên
  21. Sư thầy nghi ‘gạ tình’ phóng viên từng bị xử phạt vì phá rừng Tam Đảo
Video và Bài nổi bật