Khách sạn Mã Pí Lèng vi phạm luật di sản văn hóa như thế nào?

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Công trình khách sạn, nhà hàng được xây dựng trên đèo Mã Pí Lèng đang tạo ra một cuộc tranh cãi trong dư luận. Vậy, công trình này đang vi phạm Luật Di sản văn hóa như thế nào?
Khách sạn Mã Pí Lèng vi phạm luật di sản văn hóa như thế nào?
Ảnh minh họa

Đèo Mã Pí Lèng được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là danh lam thắng cảnh cấp quốc gia năm 2009, nên nó là di sản văn hóa vật thể, được điều chỉnh bởi Luật di sản văn hóa 2001 (quy định tại khoản 2, Điều 4 và Điều 1 luật này), cùng với Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa 2009.

Khu vực xây khách sạn là vực Tu Sản, nhìn xuống dòng sông Nho Quế, nơi dừng chân thưởng cảnh của du khách. Cho nên, theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa 2009, đây phải được xem là khu vực bảo vệ I của danh lam thắng cảnh.

Điểm a, khoản 1, Điều 13 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa 2009 sửa đổi Điều 32 Luật di sản văn hóa 2001 nêu rõ: “Khu vực I là vùng có những yếu tố gốc cấu thành di tích”.

Khoản 3 Điều 13 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa 2009 sửa đổi Điều 32 Luật di sản văn hóa 2001 quy định: “Khu vực bảo vệ I phải được bảo vệ nguyên trạng về mặt bằng và không gian. Trường hợp đặc biệt có yêu cầu xây dựng công trình trực tiếp phục vụ việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích, việc xây dựng phải được sự đồng ý bằng văn bản của người có thẩm quyền xếp hạng di tích đó.

Việc xây dựng công trình bảo vệ và phát huy giá trị di tích khu vực bảo vệ II đối với di tích cấp tỉnh phải được sự đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đối với di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Việc xây dựng công trình quy định tại khoản này không được làm ảnh hưởng đến yếu tố gốc cấu thành di tích, cảnh quan thiên nhiên và môi trường - sinh thái của di tích.”

Xem Video: Huyện làm ngơ công trình trên đèo Ma Pi Leng?

//

Như vậy, vì đèo Mã Pí Lèng là danh lam thắng cảnh cấp quốc gia, nên việc xây dựng các công trình ở đây thuộc thẩm quyền cho phép của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, không phải thẩm quyền quyết định của địa phương.

Việc xây dựng khách sạn Mã Pí Lèng Panorama ở khu vực này là hành vi trái với luật Di sản văn hóa 2001, cùng với Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa 2009 vì chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Hơn nữa, việc xây dựng trái phép này thuộc các hành vi bị nghiêm cấm vì làm “sai lệch di tích văn hóa – lịch sử, danh lam thắng cảnh”, quy định bởi khoản 3, Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa 2009. Cụ thể, theo điểm b khoản 1 Điều 4 của Nghị định 98/2010/NĐ – CP ngày 21.9.2010 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật di sản văn hóa 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa 2009 thì hành vi “làm sai lệch di tích văn hóa – lịch sử, danh lam thắng cảnh” là hành vi “Làm thay đổi môi trường cảnh quan của di tích như chặt cây, phá đá, đào bới, xây dựng trái phép và các hành vi khác gây ảnh hưởng xấu đến di tích”.

Những dấu hiệu sai phạm đó của khách sạn Mã Pí Lèng Panorama cần được thanh tra theo Điều 66 của Luật di sản văn hóa 2001.

Hành vi xây dựng trái phép này có thể bị cảnh cáo, hoặc phạt tiền theo điểm a, b khoản 1 Điều 21 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012. Nếu bị phạt tiền, mức phạt cao nhất là 50 triệu đồng, theo điểm c khoản 1 Điều 24 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.

Kèm theo đó là việc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tháo dỡ công trình (Điều 30), buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu (Điều 29) của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012. Có lẽ đây là điều cần thiết nhất, được công luận chờ đợi nhất, vì không thể chấp nhận một công trình xây dựng trái phép như vậy đe dọa hủy hoại cả cảnh quan thiên nhiên của đèo Mã Pí Lèng bên dòng sông Nho Quế.

Khi áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, chủ khách sạn được tự nguyện thi hành. Trong trường hợp chủ khách sạn không tự nguyện thi hành, bắt buộc phải cưỡng chế theo Điều 29, Điều 30 của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 10370
  1. Mã Pì Lèng Paronama hoạt động trở lại sau 15/11, bà Ánh vẫn “phất“?
  2. Bà chủ Ánh đầu tư bao nhiêu tiền để sở hữu Panorama Mã Pì Lèng rồi thu bạc triệu mỗi ngày?
  3. Panorama trên đỉnh Mã Pì Lèng bị đình chỉ kinh doanh
  4. Khách “chen chân” Panorama Mã Pì Lèng: Bà chủ Ánh sướng rơn, cơ quan chức năng quá dễ dãi?
  5. Nhà nghỉ Mã Pí Lèng Panorama thay dàn áo mới ‘xanh mướt’, du khách ùn ùn kéo đến selfie, chụp ảnh cưới
  6. Công trình ‘chui’ Panorama Mã Pì Lèng sắp bị tháo dỡ lại được sơn màu xanh: Phải chăng đang thách thức dư luận
  7. Phá dỡ 6 tầng vì xây trái phép, bà chủ Panorama sướng rơn vì 1 tầng vẫn ‘hái ra lộc’?
  8. Loạt ảnh quá trình xây dựng công trình sai phạm trên đèo Mã Pì Lèng
  9. Lãnh đạo Sở Xây dựng tỉnh Hà Giang: Cắt dỡ 6 tầng nhà hàng Panorama trên đỉnh đèo Mã Pì Lèng trước 15.11
  10. Chủ tịch Mèo Vạc thừa nhận có khuyến khích xây một điểm dừng chân trên đèo nhưng không ngờ xây tới 7 tầng
  11. Bà chủ khách sạn trên đèo Mã Pì Lèng: ‘Tôi phải di chuyển khỏi khu vực thì dân ở đây sẽ đói’
  12. Những phần nhà hàng không ảnh hưởng đến danh thắng quốc gia Mã Pì Lèng và cảnh quan thiên nhiên có thể giữ lại
  13. Chưa thể nói trước được có tháo dỡ hay không: Vụ tòa nhà hàng ăn, nghỉ Panorama trên đèo Mã Pì Lèng
  14. Bà chủ tòa “gai bê tông” 7 tầng xây trái phép trên đèo Mã Pì Lèng: “Nếu bị thu hồi sẽ cho mìn nổ tung”
  15. Bà Vũ Thị Ánh chủ công trình ‘chui’ trên Mã Pì Lèng: Nhà không đáng bị bỏ, không làm vụng trộm
  16. Chủ khách sạn trên đèo Mã Pí Lèng:Tôi không tự ý làm có người đến kiểm tra độ an toàn,không xây dựng vụng trộm
  17. Sau bê bối nhà nghỉ 7 tầng Mã Pì Lèng bỗng ’cháy phòng, thu hút đông du khách
  18. Mã Pì Lèng bị xâm phạm: Truy rõ trách nhiệm cơ quan quản lý
  19. Bà chủ Mã Pì Lèng Panorama: Tôi chỉ còn nước nhảy xuống sông Nho Quế nếu như công trình này bị thu hồi
  20. Công trình trên đèo Mã Pì Lèng vẫn đang hoạt động, “khi nào có lệnh thì mới tính”.
Video và Bài nổi bật