An Giang sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Thời gian qua, Tỉnh ủy An Giang chủ động lãnh đạo, chỉ đạo rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, gắn với tinh giản biên chế, bước đầu đạt được kết quả tích cực: Ðã giải thể Văn phòng của Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy và các ban xây dựng Ðảng của tỉnh; chuyển chức năng, nhiệm vụ phục vụ công tác kế toán và lái xe kèm theo 15 biên chế về Văn phòng Tỉnh ủy. Qua đó giảm từ 30 phòng xuống còn 22 phòng.
An Giang sắp xếp, tinh gọn bộ máy
Giờ thực hành phát âm của học viên lớp đào tạo tiếng dân tộc Chăm. Ảnh: NGUYỄN THÀNH (TTXVN)

Hợp nhất Ðảng ủy Khối dân chính Ðảng và Khối doanh nghiệp tỉnh, thành Ðảng bộ Khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh. Từ đó, giảm bốn cơ quan chuyên trách tham mưu, hai cơ quan đoàn thể và năm biên chế công chức. Thực hiện bố trí không quá hai phó hiệu trưởng đối với Trường Chính trị Tôn Ðức Thắng (giảm một so với trước) và giảm hai phòng, khoa.

Tỉnh thí điểm mô hình nhất thể hóa chức danh người đứng đầu cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc của cấp ủy với cơ quan chuyên môn của chính quyền. Ở cấp tỉnh, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy kiêm Giám đốc Sở Nội vụ. Ở cấp huyện, Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy đồng thời là Trưởng phòng Nội vụ (thực hiện ở 4 trong số 11 đơn vị); Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra đồng thời là Chánh thanh tra (2 trong số 11 đơn vị). Trưởng ban Dân vận đồng thời là Chủ tịch Ủy ban MTTQ (7 trong số 11 đơn vị). Trưởng ban Tuyên giáo đồng thời là Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng chính trị (7 trong số 11 đơn vị). Thực hiện bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch HÐND (3 trong số 11 đơn vị); bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch UBND (4 trong số 11 đơn vị). Tất cả các xã, phường, thị trấn đã thực hiện bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch UBND. Mô hình bí thư chi bộ đồng thời là trưởng khóm, ấp đã triển khai ở tất cả các khóm, ấp. An Giang đã thực hiện thí điểm hợp nhất văn phòng cấp ủy với văn phòng HÐND và UBND ở 2 trong số 11 đơn vị cấp huyện. Tỉnh đã phê duyệt đề án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy bên trong của 20 sở, ban, ngành; sau sắp xếp sẽ giảm 24 phòng, 18 trưởng phòng và 16 phó trưởng phòng. Tỉnh cũng sắp xếp, sáp nhập, hợp nhất giảm 70 đơn vị sự nghiệp so với năm 2015.

* Tỉnh Ninh Thuận hiện có gần 73 nghìn người là đồng bào dân tộc Chăm, sinh sống tập trung ở các huyện Ninh Phước, Thuận Nam, Ninh Hải, Thuận Bắc và Bác Ái. Nhằm giúp cán bộ, công chức, viên chức hiểu được tiếng nói, chữ viết và những kiến thức cần thiết về văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào Chăm để thuận lợi trong giao tiếp, góp phần tích cực vào công tác tuyên truyền chủ trương của Ðảng, chính sách Pháp Luật của Nhà nước, tỉnh Ninh Thuận vừa mở lớp đào tạo tiếng Chăm cho 50 học viên là cán bộ, công chức, viên chức đang công tác tại các địa phương có đông đồng bào Chăm. Ðể bảo đảm chất lượng đào tạo, tỉnh bố trí giảng viên đứng lớp đều là người Chăm đang công tác tại các đơn vị giáo dục, sở, ngành hoặc đã về hưu có nghiệp vụ sư phạm, trình độ chuyên môn cao. Tỉnh ban hành tài liệu giảng dạy với thời lượng dạy và học trong 450 tiết, được thiết kế theo 10 chủ đề bằng song ngữ Chăm - Việt, gồm: gia đình - dòng tộc; làng xã; đất nước - quốc gia - quốc tế; làng Chăm ơn Ðảng và Bác Hồ; thiên nhiên - môi trường; lao động - sản xuất; khoa học - giáo dục; chăm sóc sức khỏe; bảo vệ Tổ quốc; văn hóa - Pháp Luật.

Ngoài đào tạo tiếng Chăm, trong năm nay, tỉnh Ninh Thuận tiếp tục mở các lớp đào tạo tiếng dân tộc Raglai và một số tiếng dân tộc bản địa khác, tạo điều kiện cho các bộ, công chức, viên chức biết được tiếng nói, chữ viết để dễ tiếp cận, tăng hiểu biết về văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào dân tộc.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật