Quan trọng là cả hai bạn đồng tình với việc “yêu” một - hai lần trong một tuần, hoặc hai lần trong một tháng… sao cho phù hợp với nhu cầu tìnּh dụּc của hai bạn. Miễn là hai bạn cảm thấy thoả mãn và không ai trong hai bạn có cảm giác bị tước đoạt hoặc mình đang bỏ lỡ sự thân mật tìnּh dụּc. Đời sống tìnּh dụּc luôn đóng một vai trò quan trọng đối với hạnh phúc lứa đôi và việc này phụ thuộc hoàn toàn vào quan điểm và cách nhìn của người trong cuộc. “Yêu” nhiều lần trong một tuần chưa hẳn đã minh chứng rằng đời sống “chăn gối” của hai bạn là viên mãn.
Đặc biệt khi một người muốn làm “chuyện ấy” hơn đối tác của mình thì lúc này sự cân bằng và thoả hiệp thực sự trở nên quan trọng, bởi vì người không thích “yêu” nhiều lần (cô ấy hoặc anh ấy) sẽ bắt đầu cảm thấy “có cái gì đó không ổn với đời sống tìnּh dụּc của mình, điều này không bình thường và đây không phải là cuộc sống mà họ mong muốn”.
Nếu “chuyện ấy” mà làm cho bạn thấy vui vẻ, hăng hái hơn sau đó, không ảnh hưởng đến sinh hoạt và năng suất làm việc thì dù số lần bao nhiêu cũng vẫn có thể chấp nhận được. Nhưng ngược lại, việc này khiến bạn mệt mỏi, buồn ngủ, không tập trung được vào công việc cho ngày hôm sau… thì rõ ràng bạn đang gặp vấn đề trong đời sống tìnּh dụּc.
Rõ ràng tình hình sức khoẻ sau khi “yêu” mới là điều đáng bàn để đánh giá việc “yêu” của bạn có khoa học hay không? Nếu “yêu” nhiều quá mức cần thiết thì rõ ràng hai bạn phải xem xét lại thời gian biểu cho việc “yêu” của mình. Người có hoạt động tìnּh dụּc quá sức thường có biểu hiện mệt mỏi, không thiết tha với công việc, luôn thấy buồn ngủ…
Bạn nên làm gì để khiến đời sống “chăn gối” của mình trở nên tốt hơn, khoa học hơn? Hãy bắt đầu khi tâm trạng của bạn thật tốt và chia sẻ với đối tác mong muốn của bản thân để hai bạn có một lịch “yêu” hợp lý nhé!