Vũ khí siêu thanh: Nga còn nhiều bất ngờ dành cho Mỹ

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tuyên bố trên được ông Franz Klintsevich đưa ra để đáp trả cáo buộc của Mỹ rằng Nga đánh cắp công nghệ vũ khí siêu thanh Washington.
Vũ khí siêu thanh: Nga còn nhiều bất ngờ dành cho Mỹ
tiêm kích MiG-31 thử nghiệm tên lửa siêu thanh.

Ông Franz Klintsevich, thành viên Ủy ban Quốc phòng an ninh thuộc Hội đồng Liên bang Nga tuyên bố rằng, ở lĩnh vực vũ khí siêu vượt âm thế hệ mới, Nga có nhiều bất ngờ dành cho Mỹ bởi Moscow đang đi trước Mỹ khoảng 15-20 năm và Washington khó có thể bắt kịp trong tương lai gần.

"Sự bất ngờ của phía Mỹ mới chỉ là khởi đầu. Trong vài năm tới, Washington sẽ còn bất ngờ trước nhiều công nghệ mới khác của Nga", ông Klintsevich nói.

Khẳng định của phía Nga cho thấy tuyên bố trước đó của Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ John Bolton về việc Nga đánh cắp công nghệ của Mỹ là thiếu tính logic. "Nga đã có những bước tiến dài trong lĩnh vực khoa học công nghệ, trong đó có khoa học quân sự. Đó là điều bất ngờ đối với người Mỹ", RIA dẫn tuyên bố của ông Franz Klintsevich.

Ngay từ năm 2018, Nga đã công bố một số chương trình vũ khí siêu vượt âm. Tại thời điểm đó, Mỹ đã cho rằng đó chỉ là những mô hình và hoàn toàn không thể phát triển thành vũ khí. Nhưng hiện tại khi Nga đã gặt hái được những thành công lớn, Washington lại cáo buộc Moscow đánh cắp công nghệ.

Nếu điều này xảy ra, thì đúng ra Mỹ mới là nước đã đánh cắp và hưởng lợi từ nhiều thành quả nghiên cứu thời Liên Xô từ Ukraine. Các tổ hợp công nghệ tên lửa lớn của Liên Xô đều đặt ở Ukraine. Với tình hình phức tạp tại quốc gia Đông Âu này, Washington có thể đã được tiếp cận nhiều công nghệ tên lửa được xét vào hàng tuyệt mật thời Liên Xô.

Sự lạc hậu của Mỹ trong lĩnh vực vũ khí siêu thanh cũng đã được Zachary Keck, chuyên gia phân tích quân sự của tờ báo The National Interest (NI). Loại vũ khí hiện nay Nga và Trung Quốc đều đã tuyên bố phát triển và thử nghiệm thành công.

Ông này thừa nhận, hiện tại Mỹ không có chương trình tên lửa siêu thanh nào và hầu như không có cơ hội để phòng thủ trước vũ khí như vậy của Nga. Vì hiện các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại của Mỹ cũng không thể hạ được chúng.

Greaves lưu ý rằng, trong trường hợp phải phòng thủ trước loại vũ khí siêu thanh của Nga thì kết quả sẽ dẫn đến rủi ro khá cao, vì vậy Mỹ sẽ sử dụng các mối quan hệ ngoại giao trong những năm tới như là một loại vũ khí chiến lược.

Trong nhiều năm qua Mỹ đã phá vỡ các hiệp ước hạn chế vũ khí khác nhau với Liên bang Nga bằng việc họ bán vũ khí cho các đồng minh. Rõ ràng, trong trường hợp xảy ra xung đột, tất cả vũ khí mà Mỹ đã cung cấp cho đồng minh sẽ được sử dụng. Điển hình nhất là những vũ khí của Mỹ đang được sử dụng ở các nước đồng minh Châu Âu.

Nga hiểu rằng ngay cả khi họ bị hạn chế việc triển khai tên lửa ở trong nước, nhưng chúng vẫn có thể được đưa đến một lãnh thổ khác như Mỹ đã làm, và sau đó có thể được sử dụng vào nhu cầu của Nga. Đây là một trò chơi rất nguy hiểm mà Mỹ có thể thua.

Được biết, vũ khí siêu thanh hiện nay đang tích cực được phát triển ở Nga, Mỹ, Trung Quốc và cả Ấn Độ. Nhưng như Tổng thống Nga Vladimir Putin, Nga là quốc gia đầu tiên trên thế giới đưa loại vũ khí tương lai này vào chiến đấu thử nghiệm.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật