220 triệu USD thưởng nóng cho việc hạ F-16

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trong tương lai, phần thưởng cho chiến thắng của Nga trước vũ khí Mỹ ở Pakistan có thể lên tới hàng tỷ USD.
220 triệu USD thưởng nóng cho việc hạ F-16
Máy bay không người lái RQ-4 của Mỹ

Xoay chuyển lớn khi F-16 bị hạ

Thông tin về việc Ấn Độ sẽ mua của Nga ngay lập tức 1000 tên lửa “không đối không” R-27 với tầm bắn tới 110 km tuy không phải là một tin giật gân, nhưng cũng khiến cho người ta phải suy nghĩ.

Theo tờ The Times of India thì đây là số vũ khí được mua theo đơn đặt hàng của Ủy ban khẩn cấp ba bên, bao gồm đại diện của Không quân, Biên phòng và Bộ Nội vụ.

Ủy ban khẩn cấp ba bên của Ấn Độ được thành lập cách đây không lâu - sau vụ tấn công khủ‌ng b‌ố ở Pulwam ngày 14/2/2019, làm thiệt mạng 44 cảnh sát.

Và mặc dù trong hợp đồng nêu rõ: R-27 sẽ được trang bị cho các máy bay tiêm kích Su-30MKI của Không quân Ấn Độ, song tờ The Times of India cũng lưu ý rằng chúng cũng có thể được lắp đặt cho các máy bay MiG.

Giá trị của hợp đồng được công bố là hơn 1.500 crore (1 crore tương đương với 10 triệu rup - TG), là một con số rất ấn tượng, tương đương 220 triệu đô la Mỹ.

Các giao dịch mua bán này được thực hiện trong bối cảnh tình hình ngày càng nghiêm trọng ở khu vực biên giới Jammu và Kashmir. Để đáp trả lính bắn tỉa Pakistan và súng cối nhắm vào quân đội và lính biên phòng Ấn Độ, đạn pháo và tên lửa của Ấn Độ cũng thường xuyên bắn về phía đối phương.

Tổng cộng, có tới 1.593 vụ vi phạm ngừng bắn đã được ghi nhận từ đầu năm. Truyền thông địa phương thường xuyên đưa tin về cái chết của những người lính thuộc cả hai bên. Trên thực tế, một cuộc chiến tranh giành lãnh thổ đang thực sự diễn ra.

Trong tháng 7, hai bên đã có 272 lần nổ súng. Tuy nhiên, trong tháng 2 và tháng 3 có nhiều vùng không xảy ra chiến sự. Tức là, sau trận không chiến giữa MiG-21 "Bison" của Không quân Ấn Độ và máy bay đánh chặn F-16 Fighting Falcon của Pakistan.

Máy bay MiG-21 của Nga

Khi đó, các bên đã tiến thêm một bước bằng một cuộc xung đột với quy mô lớn, thậm chí không loại trừ việc có thể sử dụng vũ khí hạt nhân với nhau.

Đáng chú ý là Ủy ban khẩn cấp ba bên của Ấn Độ đã được trao toàn quyền mua đạn dược và trang bị cần thiết cho quân đội. Do đó, nhiều chính trị gia có ảnh hưởng cũng đã bị tách ra khỏi ảnh hưởng của quy trình mua sắm, bởi trong thời gian gần đây các cuộc vận động hành lang ở Ấn Độ chỉ thiên về lợi ích của những người bán vũ khí Mỹ và Pháp.

Điều này cho phép các chỉ huy quân đội Ấn Độ được tự mình lựa chọn những vũ khí nhập khẩu. Không có sự can thiệp, hô hào từ các nhà vận động hành lang ở New Delhi nữa. Và bây giờ quân đội chỉ mua sắm những gì họ cần để giành chiến thắng chứ không phải giành cho các cuộc diễu binh.

Kết quả là, trong một thời gian ngắn, Ấn Độ đã 2 lần tổ chức mua với một khối lượng lớn tên lửa “không đối không” của Nga cho Không quân. Mới đây, New Delhi đã ký thỏa thuận mua 300 tên lửa không quân tầm ngắn R-73.

Theo The Times of India, các phi công Ấn Độ nhờ đó mà đã củng cố ưu thế rõ ràng của họ so với đối thủ Pakistan hiện đang được trang bị máy bay chiến đấu JF-17 và F-16 trong các trận không chiến cả ở tầm gần lẫn tầm xa.

Điều đáng kể là thỏa thuận về R-73 diễn ra gần như ngay lập tức sau trận không chiến ở Kashmir. Vào sáng ngày 27/2, một chiếc MiG-21 cũ từ phi đội 51 của Không quân Ấn Độ đã bắn trúng Falcon của Pakistan với sự trợ giúp của tên lửa R-73 của Nga.

Mặc dù chiếc F-16 đã cố tình lẩn tránh sau các ngọn núi, song trong điều kiện cực kỳ khó khăn, quả tên lửa đã đuổi kịp và tiêu diệt nó. New Delhi tuyên bố có trong tay những dữ liệu đáng tin cậy nhất về diễn biến cuộc quyết đấu tay đôi trên không này.

Cuộc đua mới với K-77

Trong khi đó, có thông tin cho biết, để đối phó, Islamabad đang xem xét việc mua tên lửa PL-15 “không đối không” tiên tiến của Trung Quốc, được trang bị hệ thống tác chiến chống điện tử và có khả năng bắn trúng mục tiêu cách xa tới 150 km.

Nhưng không biết khi nào thì điều đó sẽ xảy ra và liệu có bao nhiêu máy bay chiến đấu của Không quân Pakistan sẽ nhận được loại tên lửa từ Trung Quốc.

Tuy nhiên, Ấn Độ cũng đã bắt đầu phản ứng với một mối nguy hiểm giả định. Và họ thể hiện sự quan tâm sâu sắc đối với K-77 - một loại tên lửa cho máy bay khác của Nga.

Trong khi đó, Nga mới chỉ lên kế hoạch sử dụng loại tên lửa này vào đầu những năm 2020. Cần lưu ý rằng loại tên lửa này đang được triển khai để tiêu diệt máy bay tàng hình của đối phương ở khoảng cách lên tới 190 km.

Vì chúng sẽ được trang bị cho máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Nga nên New Delhi sẵn sàng xem xét mua liền một lúc số lượng lớn các phương tiện chiến đấu đầy triển vọng này của Nga, như là đối trọng với các máy bay chiến đấu JF-17 Block III trong tương lai của Không quân Pakistan.

Điều này đã được tuyên bố bởi Tham mưu trưởng Không quân Ấn Độ Birender Singh Dhanoa. Theo ông, các phi công Ấn Độ đang chờ đợi sự xuất hiện thực sự của những chiếc Su-57 trong Không quân Nga.

Nếu loại máy bay này không làm cho các chuyên gia quân sự Ấn Độ thất vọng, New Delhi sẽ quay trở lại với thỏa thuận FGFA (hợp tác chế tạo và lắp ráp được cấp phép ở Ấn Độ). Hợp đồng này đã bị đóng băng vào năm 2018, nhưng vẫn chưa hoàn toàn chấm dứt.

Ở đây, có những điều tế nhị nhất định. Sau khi mua 250 máy bay chiến đấu Su-30MKI của Nga, Ấn Độ đã chiếm ưu thế trên không so với Pakistan trong nhiều năm tới.

Máy bay đánh chặn JF-17 của Pakistan phối hợp với Trung Quốc ngay cả sau khi hiện đại hóa tới lần thứ ba vẫn thua kém xa so với máy bay của Nga. Do đó, New Delhi chưa cần phải có ngay Su-57. Nhưng tên lửa K-77 thì họ đã có nhu cầu hết sức cấp thiết!

Tuy nhiên, mọi thứ sẽ phụ thuộc vào hai điểm:

a) Liệu Trung Quốc có thể nâng cấp loại tên lửa “không đối không” PL-15 của họ hay không;

b) Moscow sẽ lựa chọn phương án nào: sẽ bán loại tên lửa đầy hứa hẹn này kèm với máy bay thế hệ thứ năm Su-57 hay sẽ bán riêng loại tên lửa mới nhất để lắp vào máy bay Su-30MKI đã được bán ra từ lâu.

Có vẻ như hai bên sẽ tìm ra một sự thỏa hiệp. Nhiều khả năng, New Delhi sẽ mua của Nga một lô nhỏ máy bay chiến đấu Su-57 - chỉ dăm bảy chiếc. Nhưng từ đây, họ sẽ có quyền tiếp cận với tên lửa K-77.

Nếu các sự kiện sẽ phát triển theo cách này, thì việc chương trình FGFA bị đóng băng được khôi phục lại sẽ có lợi cho phía Ấn Độ. Các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 tuy khá đắt tiền, nhưng chi phí bảo trì chúng lại sẽ rất rẻ.

Do đó, ngay chỉ một trận không chiến cục bộ ở Kashmir cũng sẽ sớm làm tăng đáng kể doanh số bán vũ khí của Nga ra nước ngoài. Về vấn đề này, người Ấn Độ rất kỹ lưỡng – những hệ thống phòng thủ dẫu được quảng cáo rùm beng nhưng trên thực tế không mấy hiệu quả thì họ cũng không cần đến.

Vì vậy, cùng lúc với thông tin về việc bàn giao một lô R-27 khổng lồ, còn có tin cho biết quân đội Ấn Độ đang điều chỉnh lại kế hoạch mua máy bay không người lái RQ-4 của Mỹ.

Được thiết kế bởi công ty Northrop Grumman, máy bay này được cho là máy bay không người lái đắt nhất thế giới. Giá của nó được niêm yết là 222 triệu USD.

Không quân Ấn Độ dự định mua 30 chiếc RQ-4 của Hoa Kỳ với số tiền hơn 6,6 tỷ USD. Nhưng sau khi phòng không Iran bắn hạ đúng loại máy bay đó bằng tên lửa phòng không “Khordad” sản xuất khá lâu đời vào ngày 19/6/2019, thì thỏa thuận này đang đứng trước một câu hỏi lớn.

New Delhi tin chắc rằng hệ thống phòng không tiên tiến hơn của Trung Quốc là HQ-9B được quân đội Pakistan tiếp nhận chỉ trong nay mai sẽ biến máy bay không người lái của họ trở thành mục tiêu cho các tay súng phòng không của đối phương.

Và nếu nói thêm về hành vi Washington bán vũ khí với các đặc tính tồi tệ hơn so với vũ khí họ trang bị cho quân đội Mỹ (theo luật pháp Hoa Kỳ về việc bảo vệ công nghệ "nhạ‌y cả‌m") thì có thể Ấn Độ sẽ phải chấm dứt chương trình tuần tra bằng máy bay không người lái siêu hiện đại dọc biên giới với Pakistan có chiều dài 2.900 km và với Trung Quốc có chiều dài 3.500 km.

Cần phải lưu ý rằng trong quá khứ gần đây, các máy bay chiến đấu MiG-25 cũ, được mua lại từ thời Liên Xô, đã tiến hành khá thành công công việc tuần tra các lãnh thổ biên giới này.

Chúng không chỉ rẻ hơn nhiều so với máy bay không người lái HQ-9B mà còn có khả năng bay nhanh và cao hơn. Chúng đã bị xóa sổ trong danh mục các loại vũ khí, khí tài cần mua sắm dưới áp lực của các nhà vận động hành lang thân Mỹ, những người thúc đẩy lợi ích của Tập đoàn Northrop Grumman.

Hiện giờ Không quân Ấn Độ đang hết sức bức xúc. Có vẻ như sắp xuất hiện một cuộc đấu thầu mới nhằm lựa chọn các vệ tinh để theo dõi các vùng lãnh thổ tranh chấp hay là các máy bay chiến đấu rẻ tiền một người lái.

Câu chuyện quân sự gần đây cho thấy rằng ngay cả một cuộc xung đột tình cờ cũng có thể thay đổi đáng kể tình hình trên thị trường vũ khí thế giới.

Đó là lý do hết sức logic để thấy rằng: việc Không quân Ấn Độ mua cả một kho vũ khí tên lửa lớn nhất của Nga được xem như là một phần thưởng cho Nga vì tên lửa của họ đã bắn hạ F-16 của Mỹ.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật