Sắm “vợ” cho con, mua “bồ” cho bố, đốt xế sang tiền tỷ... trong tháng cô hồn

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Những năm trước đây, vào tháng 7 âm lịch, người ta chỉ đốt vàng mã, quần áo giấy cho người thân. Nhưng nay thì khác, không chỉ quần áo mà những thứ “sống cả đời chẳng ai dám mơ đến“ thì nay chỉ trong “1 nốt nhạc“ có thể ring về. Người thì sắm “bồ“ cho chồng, “vợ“ và cả xế sang tiền tỷ cho con...
Sắm “vợ” cho con, mua “bồ” cho bố, đốt xế sang tiền tỷ... trong tháng cô hồn
Nhiều gia đình sẵn sàng bỏ tiền sắm “vợ“ giấy cho con, “bồ“ giấy cho bố.

Là con dâu thứ, nhưng chị Hương ở với bố mẹ chồng từ ngày cưới đến khi bố chồng mất. Lúc còn sống, hai ông bà xung khắc nên chẳng mấy khi nói chuyện được cùng nhau. Cứ câu trước câu sau, ông bà cãi nhau.

Có lẽ vì thế từ ngày chị Hương về làm dâu trong nhà, khi đó ông bà mới ngoài 50, chị thấy chưa một lần thấy bố chồng tỏ ra yêu thương vợ. Ông ngủ riêng giường, thậm chí cũng không ngồi ăn cùng vợ bao giờ…

“Ban đầu tôi cũng thắc mắc lắm. Về sau tôi mới biết cả hai ông bà đều từng qua một lần đổ vỡ, đến với nhau kiểu rổ rá cạp lại nên gần như sống không có tình cảm gì. Ông mất đột ngột sau một cơn cảm. Các con xót xa, nhưng bà thì dường như... trút được gánh nặng. Tôi thương ông, nhưng cũng không trách bà”, chị Hương nói.

Chị bảo, lúc ông sống đã quá vất vả rồi, dù ông đối xử với vợ con “tệ bạc” cỡ nào nhưng “người mất đi rồi, có giận cũng chẳng làm gì được nữa”. Vì thế cứ mỗi lần giỗ, chị lại sắm tươm tất vàng mã, quần áo cho bố chồng - bởi khi còn sống ông cũng không mấy khi khắt khe với chị.

Xem Video: Một ngày ở làng vàng mã nức tiếng Kinh Bắc

//

“Hôm cúng 49 ngày, tôi đã sắm đủ vàng mã, hình nhân thế mạng, quần áo, nhà cửa xe cộ, đồ dùng cá nhân cho ông rồi. Sau đó, mỗi lần báo mộng, ông bảo thèm gì, thiếu gì… tôi lại mua “gửi” cho ông. Năm nay, ông bảo… buồn lắm, không có ai trò chuyện. Nên tôi quyết định sắm “bồ” cho ông. Hy vọng, ông không chê”, chị Hương nói.

Mặc dù vài năm gần đây Nhà nước đã kêu gọi nhân dân hạn chế đốt vàng mã và nhiều người đã hưởng ứng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn đốt trong tháng 7 "một chút", như để tưởng nhớ người đã khuất.

Khác với chị Hương, tại một cửa hàng vàng mã trên phố Phan Kế Bính (Hà Nội), người phụ nữ ngoài 60 tuổi có khuôn mặt khắc khổ đang vất vả ôm hình nộm to đùng cùng với rất nhiều tiền vàng kèm và một loạt vật dụng của người âm.

Vừa cố gắng chất đống đồ lên xe, người phụ nữ này cho biết bà đang đi "sắm đồ" cho con trai. Khi còn sống, con trai chị là đứa ngỗ ngược. Bố mẹ ly hôn, bố có vợ khác, chị ở vậy nuôi con. Cuộc sống vất vả khiến chị mải miết kiếm tiền mà quên mất, ở cái tuổi “dở ông, dở thằng” con chị cần mình nhất.

“Tôi dần mất con khi nó bỏ nhà đi bụi. Rồi nghiện ngập lúc nào không hay và chết đi sau lần sốc thuốc. Tôi mất tất cả”, người phụ nữ này nói. Chị bảo, năm nay chị quyết định “hóa” cho nó một cô vợ, với hy vọng ở dưới đó “nó bớt lêu lổng, có người cai quản mà chí thú làm ăn”.

Với quan niệm trần sao, âm vậy, nhiều người luôn có tâm lý “bù đắp” những gì mà lúc còn sống bố mẹ, vợ chồng, con, cháu mình…chưa có hoặc chưa làm được. Không ít bố mẹ, dù lúc con còn sống đã không sát sao cùng con, đến khi chúng sa vào tệ nạn thì lại “đánh đập, chửi bới, thậm chí “từ con”. Con mất đi, ngay lập tức, rất nhiều vàng mã được đốt cho con như một sự... sám hối.

Chị Thái (Sơn Tây, Hà Nội) cũng là một trường hợp như vậy. 3 năm nay từ khi cậu con trai chị mất vì tai nạn xe máy, mỗi đợt giỗ, Tết hay rằm tháng 7 chị đều “đốt” cho con dàn máy vi tính bằng giấy. Chị bảo, nó nghiện game, nên cày quên ngày quên đêm.

"Hôm đó, tôi tìm được nó ở quán game, bắt nó về. Trong lúc nóng giận tôi đã chửi con. Thế là nó cũng khùng lên, về đến nhà là nó xách xe chạy ra khỏi nhà. Mấy tiếng sau, tôi nhận được tin con bị tai nạn rồi mất", chị Thái nghẹn ngào.

Xem Video: Làng vàng mã “lớn nhất nước” nhộn nhịp rằm tháng 7

//

“Nỗi ân hận lớn nhất của đời tôi là đã không theo sát con ngay từ bé. Để nó trượt dài rồi thì lại không kiên nhẫn kéo con về. Tôi mất hai năm trời trầm cảm vì nghĩ nó chết… do mình. Vì thế, cứ mỗi dịp giỗ con, tôi lại hóa cho nó dàn vi tính để chuộc lỗi. Mỗi năm đổi một bộ, nâng đời lên cho con… đỡ buồn”, chị Thái kể.

Năm nay gia đình chị Thái trùng tang. Đầu năm, bố chồng mất, chưa đầy 3 tháng sau, mẹ chồng cũng theo ông đi. Mùa vu lan này, chị bảo phải sắm thêm cho ông bà cặp nam nữ giúp việc.

"Lúc đầu định sắm một cô gái, nhưng sau nghĩ ông bà cũng lớn tuổi rồi, mà cô gái trẻ nhiều khi không thạo việc, nhỡ lười biếng nên thôi sắm luôn cả cặp để ông bà dễ bề sai bảo”, chị Thái kể việc "sắm" giúp việc cho bố mẹ như đó là bổn phận con dâu của mình.

Tuy nhiên, việc đốt vàng mã của người dân hiện nay cũng đang là chủ đề gay tranh cãi và đang được Chính phủ khuyến khích người dân hạn chế. Cụ thể, tại Công văn số 323/BVHTTDL-VHCS ngày 23/1/2019 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2019, Bộ này đã kêu gọi người dân hạn chế đốt vàng mã đồng thời nên dành tiền ấy cho các việc thiện, giúp đỡ những người còn khó khăn...

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật