Xử phạt người tập thể thao khi‌ּêu dâ‌ּm, phả‌ּn cả‌ּm: vận động viên lo lắng

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Sau khi nghị định 46 về quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực thể thao có hiệu lực, nhiều VĐV, HLV lo lắng phải tập luyện, mặc trang phục thế nào để không bị gán là khi‌ּêu dâ‌ּm, trái thuần phong mỹ tục VN.
Xử phạt người tập thể thao khi‌ּêu dâ‌ּm, phả‌ּn cả‌ּm: vận động viên lo lắng
Nhà vô địch fitness châu Á 2018 Nguyễn Thị Bích Ly - Ảnh: NVCC

Nỗi lo này xuất phát từ việc ở nhiều môn thể thao, VĐV phải mặc ngắn đến mức không thể ngắn hơn (thể hình, fitness) để khoe hình thể khi thi đấu.

Tương tự là các môn thể dục dụng cụ, điền kinh, bóng chuyền bãi biển, bơi lặn... Trang phục các VĐV mặc khi thi đấu được quy định trong luật của liên đoàn thể thao quốc tế môn đó.

Xem Video: Tập thể thao mang tính khi‌ּêu dâ‌ּm phải "trả giá đắt"

//

Phải giải thích rõ cho người tập thể thao

Ông Đỗ Đình Kháng - phó vụ trưởng Vụ Thể thao thành tích cao II, Tổng cục TDTT - cho biết mấy ngày qua nhiều VĐV, HLV thể hình, cử tạ cũng bày tỏ lo lắng khi đọc nghị định 46.

Ông Kháng chia sẻ: "Môn thể hình và fitness khi thi đấu VĐV chỉ mặc một chiếc quần rất nhỏ, bó sát để che bộ phận nhạ‌y cả‌m. Toàn bộ khu vực khác của c‌ơ th‌ể phải được lộ ra để trình diễn cơ bắp.

Nghị định 46 quy định sẽ xử phạt hành vi tập luyện, mặc trang phục có tính chất khi‌ּêu dâ‌ּm, trái thuần phong mỹ tục nên nhiều VĐV rất lo lắng. Bản thân tôi nói thật là cũng có chung suy nghĩ như các VĐV. Vì vậy tôi nghĩ nên giải thích, cung cấp thông tin rõ để cho VĐV, người tập thể thao hiểu hơn về nghị định 46".

Không chỉ ở trang phục, một số môn thể thao mà người tập thường có động tác va chạm, cọ xát những phần nhạ‌y cả‌m trên c‌ơ th‌ể vào nhau như khiêu vũ thể thao. Dù vậy, thế nào là gợi cảm, thế nào là khi‌ּêu dâ‌ּm cũng khiến nhiều VĐV khiêu vũ thể thao băn khoăn.

VĐV môn nào thì tập và mặc theo quy định môn đó

Ngày 2-8, trả lời Tuổi Trẻ, ông Phạm Xuân Phúc - phó chánh thanh tra Bộ VH-TT&DL - cho rằng các VĐV của môn nào cứ mặc theo quy định môn đó. Không có chuyện nghị định 46 có hiệu lực thì VĐV thể hình phải mặc quần áo dài khi đi thi đấu, VĐV khiêu vũ thể thao không được ăn mặc hoặc có động tác gợi cảm.

Ông Phúc nói: "Nghị định đã có hiệu lực rồi, giờ cứ để xã hội vận hành đi đã. Việc này rất tế nhị nên không thể có quy định chi tiết động tác thế này, trang phục thế kia là vi phạm được.

Nhưng nếu người tham gia hoạt động thể thao mà có hành vi như trong nghị định quy định thì sẽ bị xử lý. Còn hành vi như thế nào, đã đến mức xử lý chưa thì khi xuất hiện hành vi, có hình ảnh cụ thể chúng tôi mới tiến hành xử lý.

Để xử lý, chúng tôi phải mời các nhà chuyên môn, các HLV, chuyên gia để đánh giá xem môn này có phải tập như vậy, được phép ăn mặc như thế không. Mặc như thế này có phả‌ּn cả‌ּm, tập như vậy có phải đã là hành vi khi‌ּêu dâ‌ּm rồi hay không. Khi có ý kiến của những nhà chuyên môn, các chuyên gia thì chúng tôi mới xử lý được".

Xem Video: Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch lên tiếng về vụ "Thể thao khi‌ּêu dâ‌ּm" 

//

Liên quan đến lo lắng của các VĐV về việc mặc thế nào để không bị phạt theo quy định của nghị định 46, ông Phúc chia sẻ: "Các VĐV khi đi thi đấu thì cứ mặc theo đúng quy định của môn thể thao đó mà VN và thế giới đưa ra. VĐV cứ luyện tập, mặc trang phục bình thường như lâu nay họ vẫn làm thì đâu có vấn đề gì. Ví dụ như thể hình, khiêu vũ thể thao, bóng chuyền bãi biển... luật cho phép được mặc ngắn, gợi cảm để khoe hình thể thì họ vẫn mặc như vậy.

Tuy nhiên nếu có người cố tình phá cách gây phả‌ּn cả‌ּm, làm cho dư luận có cái nhìn xấu xí và lên án thì sẽ phải xử lý. Quy định như vậy để sau này có hành vi thì còn có cái mà xử lý. Nếu không quy định, sau này có vấn đề phát sinh thì lại nói có quy định đâu mà xử lý được họ".

Ông Phúc tái khẳng định nghị định 46 ra đời mang tính chất răn đe, giáo dục là chính chứ không phải để thay đổi cách tập luyện, ăn mặc của VĐV thể thao.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật