‘chiến tranh thương mại kết thúc và Trung Quốc giành chiến thắng’

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trang MarketWatch nhận định cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho thấy ông Trump không quyết liệt thay đổi quan hệ thương mại Mỹ - Trung.
‘chiến tranh thương mại kết thúc và Trung Quốc giành chiến thắng’
Tổng thống Mỹ Donald Trump bị cho là đã nhượng bộ Trung Quốc khi cho các công ty Mỹ tiếp tục bán hàng cho Huawei. Ảnh: Getty Images.

chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc đã kết thúc, những gì còn lại chỉ là những ồn ào huyên náo. Trong cuộc họp bên lề Hội nghị G20 tại Osaka, Nhật Bản, Tổng thống và Chủ tịch Tập Cận Bình đồng ý nối lại cuộc đàm phán thương mại đã đổ vỡ vào tháng 5/2019.

Tổng thống Trump sẽ dỡ bỏ một số hạn chế liên quan đến hoạt động kinh doanh của Huawei với các tập đoàn Mỹ. Ông cũng hoãn áp thuế lên khối hàng hóa 300 tỷ USD nhập khẩu hàng năm từ Trung Quốc. Đổi lại, ông Tập đồng ý với việc Trung Quốc sẽ mua thêm nông sản từ Mỹ. Các chi tiết của thỏa thuận sẽ được công bố sau.

Xem Video: Bài hát về chiến tranh thương mại gây sốt ở Trung Quốc

//

Thỏa thuận này là lần thứ 2 Tổng thống Trump nhượng bộ với các yêu cầu của Trung Quốc và xóa bỏ những hạn chế đối với một công ty công nghệ Trung Quốc bị cáo buộc là đe dọa lợi ích quốc gia của Mỹ. Thỏa thuận này cũng đánh dấu chấm hết với cuộc chiến thương mại do ông Trump phát động để chống Trung Quốc.

"Mỹ đã lùi bước"

Tại sao? Nó cho thấy tổng thống Mỹ không quyết tâm thay đổi cơ bản quan hệ thương mại giữa Mỹ và nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Rõ ràng chủ tịch Trung Quốc đã nhìn thấy trước rằng tổng thống Mỹ không dám làm gì ảnh hưởng đến sự ủng hộ của cử tri khi cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 đang đến gần.

Tôi tin rằng chính phủ Mỹ sẽ duy trì các loại thuế đã áp, nhưng sẽ không đánh thuế mới. Trung Quốc sẽ mua nhiều nông sản Mỹ hơn, dù một số loại hàng hóa nông sản của các nước khác đã đánh bại hàng Mỹ tại thị trường Trung Quốc.

Trong vài tháng tới, hai bên có thể sẽ công bố một thỏa thuận lớn hơn. Và chắc chắn ông Trump sẽ khẳng định đó là một chiến thắng vĩ đại.

Nhưng Trung Quốc vẫn sẽ không hạn chế các doanh nghiệp nhà nước. Họ sẽ không giới hạn Sáng kiến “Made in China 2025” trong các lĩnh vực công nghệ cao như robot, xe điện và trí tuệ nhân tạo. Chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ được duy trì nguyên vẹn và các nhà máy sản xuất sẽ không trở lại nước Mỹ.

Chủ tịch Tập Cận Bình tại Hội nghị thượng đỉnh G20. Ảnh: Getty.

Sự nhượng bộ mà ông Trump dành cho ông Tập đã “xoa dịu” những nhóm lợi ích hùng mạnh bị tổn thương bởi thuế. Lãnh đạo Liên đoàn Bán lẻ Quốc gia và Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn đều ca ngợi "thỏa thuận ngừng bắn" Mỹ - Trung.

“Ông Trump nói ông quyết định cho phép Huawei mua các sản phẩm Mỹ theo yêu cầu của các công ty công nghệ cao Mỹ”, CNBC đưa tin.

Trong khi đó, Thượng nghị sĩ Marco Rubio lên án gay gắt thỏa thuận này trên Twitter. “Nếu Tổng thống Trump đồng ý đảo ngược các biện pháp cấm vận Huawei thì ông ta đã mắc một sai lầm mang tính thảm họa”, ông Rubio khẳng định.

Trên chương trình Face the Nation của CBS News, Thượng nghị sĩ Lindsey Graham gọi thỏa thuận với Huawei “rõ ràng là một sự nhượng bộ”.

"Thẳng thắn mà nói thì người Trung Quốc sẽ nghĩ rằng Mỹ đã lùi bước", cựu Thủ tướng Australia Kevin Rudd nhận định trong chương trình Squawk Box của CNBC. "Thông điệp được phát đi từ Osaka là Tổng thống Trump thực sự muốn một thỏa thuận".

Đã hai lần nhượng bộ

Các quan chức an ninh quốc gia của một số nước từ lâu đã cảnh báo về mối quan hệ thân cận giữa Huawei và quân đội Trung Quốc cũng như vai trò của tập đoàn này trong việc xây dựng mạng lưới 5G, hạ tầng có thể trở thành trụ cột của nền kinh tế công nghệ thông tin toàn cầu trong thế kỷ 21.

Những ngày qua, các quan chức chính phủ Mỹ vất vả trấn an mọi người rằng Huawei vẫn sẽ bị cấm thực hiện những hoạt động đe dọa an ninh quốc gia Mỹ.

Nhiều người cho rằng ông Trump đã nhượng bộ với Trung Quốc. Ảnh: Getty Images.

Nhưng hãy nhớ rằng hồi tháng 6/2018, Bộ Thương mại Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm bán linh kiện Mỹ cho ZTE Corp. Tập đoàn viễn thông của Trung Quốc bị cáo buộc vi phạm lệnh cấm vận Iran và Triều Tiên và phải trả hơn 1 tỷ USD tiền phạt. Quyết định của ông Trump được đưa ra sau khi ông Tập trực tiếp gửi lời đề nghị đến ông chủ Nhà Trắng.

Trong khi đó, Giám đốc Tài chính Huawei Mạnh Vãn Châu - con gái người sáng lập Nhậm Chính Phi - đang nỗ lực chống bị dẫn độ từ Canada sang Mỹ. Chính phủ Mỹ cáo buộc bà Mạnh gài bẫy khiến các tổ chức tài chính vi phạm lệnh cấm vận Iran.

Huawei đã bác bỏ mọi cáo buộc. Nếu các cáo buộc chống lại bà Mạnh bị bãi bỏ, chính quyền Tổng thống Trump sẽ bị coi là tiếp tục nhượng bộ.

Nhưng chúng ta không cần chờ đến lúc đó. Trong một năm qua, nước Mỹ đã chứng kiến chính quyền Washington nhượng bộ các vấn đề liên quan đến công ty lớn của Trung Quốc hai lần. Chúng ta không cần đến một cú thứ ba để xác định rằng cuộc chơi đã kết thúc.  

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật