Cha con chết úp mặt - cung đường tử thần nhấn chìm giấc mơ Mỹ

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Cái chết đau thương của hai cha con di dân trên dòng sông biên giới Mỹ - Mexico là hình ảnh đại diện xé lòng cho cuộc khủng hoảng nhân đạo ít được quan tâm ở phía nam nước Mỹ.
Cha con chết úp mặt - cung đường tử thần nhấn chìm giấc mơ Mỹ
bi kịch xảy đến vào trưa 23/6 khi gia đình Martinez tìm cách vượt sông Rio Grande đến Mỹ. Ảnh: AP.

Hai cha con chết úp mặt dưới làn nước đục ngầu, bên bờ sông đầy những lau sậy và lon bia người dân thả xuống dòng sông Rio Grande. Hai thân người, một lớn một bé, bất động quấn vào nhau trong một chiếc áo thun màu đen sũng nước. Bàn tay bé nhỏ của đứa trẻ bám víu lấy phần cổ của cha mình.

Đó là Oscar Alberto Martinez Ramirez, 26 tuổi, và cô con gái Valeria mới 23 tháng tuổi. Bức ảnh th‌i th‌ể hai cha con di dân gốc El Salvador được chụp bởi phóng viên Julia Le Duc vào sáng 24/6 ngoại ô Mataromos - thành phố nằm ở phía bắc và cách biên giới chỉ một con sông.

Nó như một lời nhắc nhở u uất về lộ trình đầy những hiểm nguy rình rập mà di dân từ Trung và Nam Mỹ đã chọn. Họ đi với hy vọng tìm được "giấc mơ Mỹ".

rúng động lương tâm

gọi tấm ảnh là một sự cô đọng chua cay của hành trình đầy những hiểm nguy mà di dân phía nam chấp nhận đối mặt khi "bắc tiến" và đến Mỹ. Những kết cục bi thảm như cha con Ramirez thường dễ dàng bị lướt qua trong vô số tranh luận về chính sách biên giới ồn ào và hỗn loạn.

Những ghi nhận của Julia Le Duc nằm trong số những bức hình kinh điển với sức rung động mạnh mẽ, và đôi khi quá bi thảm, cuốn trọn hết sự quan tâm của xã hội. Đó có thể là những tấm ảnh phơi bày sự tàn khốc của chiến tranh hay cận cảnh những đau đớn tột cùng mà từng người tị nạn và di dân đang đối diện. Những bi kịch cá nhân thường bị khuất lấp bởi các sự kiện thời sự to tát.

dư luận quốc tế năm 2016 từng rúng động với hình ảnh em bé Syria, Omran Daqneesh, bê bết máu và mặt bám đầy bụi, được kéo lên từ một đống đổ nát sau đợt không kích tại Aleppo.

Trước đó một năm, trái tim cả châu Âu như thắt lại bởi hình ảnh đứa trẻ 3 tuổi Alan Kurdi chết đuối ngoài khơi đảo Kos của Hy Lạp. Nạn đói năm 1993 tại Sudan được biết đến với tấm hình gây ám ảnh của Kevin Carter. Em bé Sudan gầy trơ xương gục mặt xuống đất còn phía sau là diều hâu như đang chực chờ.

Tấm ảnh của Julian Le Duc, chụp hai cha con Ramirez dạt vào bờ sông Rio Grande, cũng có khả năng chạm đến lương tâm xã hội như vậy. Bức hình ám ảnh đó tạo nên một cơn sốt lan tỏa nhanh chóng trên các trang mạng xã hội trong ngày 25/6, giữa lúc các nghị sĩ đảng Dân chủ đang vận động phê chuẩn đạo luật viện trợ nhân đạo khẩn cấp 4,5 tỷ USD cho di dân tại biên giới.

Cảnh sát Mexico phong tỏa nơi tìm thấy th‌i th‌ể của Ramirez và con gái. Ảnh: AP.

Joaquin Castro, hạ nghị sĩ Dân chủ đến từ Texas, cố kìm nén cảm xúc khi trao đổi về tấm ảnh này tại Washington. Ông hy vọng câu chuyện đau thương có thể tạo nên sự khác biệt trên nghị trường, thay đổi ý định của các nhà lập pháp và rộng hơn là nhận thức của công chúng Mỹ.

"Thật đau lòng khi nhìn tấm ảnh đó. Nó như tấm ảnh bé trai Syria 3 tuổi chết trên bờ biển nhưng đây là phiên bản của chúng ta. Chính xác là vậy", Castro nhận định.

bi kịch bên dòng sông biên giới

Đôi vợ chồng trẻ Oscar Martinez Ramirez và Tania Vanessa Avalos cùng cô con gái đầu lòng Valeria đến thành phố biên giới Mataromos vào cuối tuần trước. Họ được hưởng thị thực nhân đạo ở miền Nam Mexico nhưng vẫn nuôi hy vọng được xin tị nạn tại Mỹ.

Cầu biên giới nối Texas với Mexico đến ngày 24/6 mới mở cửa trở lại. Khi cả nhà thất vọng quay về dọc theo bờ sông, Martinez nghĩ họ có thể vượt qua dòng Rio Grande để đặt chân đến đất Mỹ.

Vanessa kể gia đình cô bắt đầu vượt sông vào giữa trưa 23/6. Martinez bơi trước với Valeria trên lưng, quấn em chặt dưới áo thun để không bị nước cuốn trôi. Vanessa được cõng bởi một người bạn của gia đình bơi theo sau. Khi đến được bờ bên kia, Martinez thể hiện rõ dấu hiệu đuối sức vì dòng nước chảy xiết.

Vanessa quyết định quay lại bờ Mexico chờ chồng, nhưng vừa ngoái lại cô đã thấy Martinez cùng con gái đang chới với sát bờ sông phía Mỹ. Hai cha con bị dòng nước nuốt chửng rồi cuốn đi mất hút. th‌i th‌ể Martinez và Valeria được tìm thấy vào sáng hôm sau, cách nơi họ mất tích khoảng vài trăm mét.

"Đây là một sự kiện vô cùng đáng tiếc", Tổng thống Andres Manuel Lopez Obrador của Mexcio trả lời trong buổi họp báo ngày 25/6. Ông nói có rất nhiều di dân khác t‌ử nạ‌n trên sa mạc hoặc trên dòng sông Rio Grande giữa biên giới hai nước, đặc biệt khi số di dân bị Mỹ từ chối tiếp nhận ngày một đông.

Sự chết chóc đang ám ảnh cung đường biên giới Mỹ - Mexico những tuần qua. Hôm 23/6, lực lượng biên phòng phát hiện th‌i th‌ể của một phụ nữ, một trẻ em và hai trẻ sơ sinh tại thung lũng Rio Grande. Nguyên nhân dẫn đến kết cục bi thảm được cho là cái nóng kinh hoàng của khu vực.

Đầu tháng 6, cảnh sát Arizona cũng phát hiện th‌i th‌ể một em bé gốc Ấn Độ. Hai tháng trước, một vụ lật bè vượt sông Rio Grande cướp đi sinh mạng của một người lớn và ba đứa trẻ đến từ Honduras.

Nhiều trường hợp di dân cũng chọn qua sông Rio Grande để vượt biên vào Mỹ. Ảnh: New York Times.Người tuyệt vọng cùng đường

Theo Jorge Beltran, phóng viên của El Diario de Hoy tại El Salvador, vợ chồng Martinez rời quê hương vào đầu tháng 4 với ước mơ được lập nghiệp và tạo dựng cuộc sống mới ở Mỹ.

Trước khi ra đi, Martinez làm việc tại một cửa hàng thức ăn nhanh Papa John’s với thù lao 350 USD/tháng. Vào thời điểm đó, vợ anh vừa nghỉ làm thu ngân tại một nhà hàng món Hoa để dành thời gian chăm sóc cô con gái đầu lòng.

Đôi vợ chồng trẻ sống cùng với mẹ của Martinez tại Altavista, một khu dân cư khổng lồ với chi chít những căn nhà nhỏ xây bằng bê tông, nằm ở phía đông thủ đô San Salvador. Địa phương này bị kiểm soát bởi những băng đảng tội phạm. Việc nuôi sống cả gia đình bằng thu nhập chỉ khoảng 10 USD/ngày trong một môi trường nhiều rủi ro khiến Ramirez quyết định bỏ xứ mà đi.

Phần lớn những di dân từ từ phía nam đổ về biên giới Mỹ cũng chia sẻ những ước mơ với Ramirez. Nhiều người bỏ xứ vì tình trạng băng đảng tội phạm hoành hành và giết người vô cớ. Một số tìm kiếm cơ hội đổi đời. Đây là bài toán nan giải với chính phủ Mỹ qua nhiều nhiệm kỳ.

Trước khi ông trở thành tổng thống, giới chức Mỹ ưu tiên chiến lược ngăn chặn để đối phó với dòng di dân này. Năm 2014, Tổng thống Barack Obama tạo sức ép đòi Mexico tăng cường hỗ trợ giải quyết dòng người nhập cư sau khi hàng chục nghìn trẻ em không cha mẹ xuất hiện tại biên giới để tìm người thân. Số di dân được đưa vào các trại tập trung ở Mexico tăng mạnh trong khuôn khổ Kế hoạch Biên giới Phía nam.

Tổng thống Trump ngay từ chiến dịch vận động tranh cử lại đặt việc bắt giữ người nhập cư trái phép làm trụ cột của nhiệm kỳ.

Chính phủ của ông Hình Sự hóa các vụ vượt biên vào Mỹ, giam giữ tách biệt cha mẹ khỏi con cái, giảm đáng kể tốc độ xử lý đơn xin tị nạn của di dân. Washington gần đây còn thúc đẩy kế hoạch đưa hàng nghìn trường hợp đang xin tị nạn quay trở về Mexico. Họ không được ở lại Mỹ trong thời gian chờ tòa án ra phán quyết.

Nhiều chuyên gia lo ngại chính sách biên giới cứng rắn chỉ khiến di dân liều lĩnh hơn và chọn những con đường vượt biên nguy hiểm. Ảnh: New York Times.

Dưới những sức ép liên tiếp của chính phủ Trump, đặc biệt là né lệnh áp thuế hàng xuất khẩu sang Mỹ, chính phủ Mexico những tháng qua cũng siết chặt quản lý di trú. Tính đến đầu tuần này, Tổng thống Lopez Obrador đã điều động gần 20.000 quân đến hai tuyến biên giới phía nam và phía bắc đất nước, phong tỏa dòng di dân trung chuyển qua Mexico.

Tuy nhiên, các chuyên gia về nhân quyền, bảo vệ quyền lợi người nhập cư và giới phân tích an ninh cảnh báo những động thái này có thể đẩy người di cư vốn đã tuyệt vọng rơi vào đường cùng. Họ có thể lựa chọn những tuyến đường nguy hiểm hơn đến tính mạng.

Mặc thông tin về những chính sách cứng rắn tại Mỹ và Mexico, hàng trăm nghìn di dân từ Trung Mỹ và xa hơn về phương nam vẫn chấp nhận bước vào hành trình gian nan lên phía bắc. Họ chạy trốn những bất ổn và đói nghèo ở quê nhà, hy vọng tìm thấy "giấc mơ Mỹ".

Họ sẵn sàng cuốc bộ, chấp nhận bị nhồi nhét vào những xe hàng hay chen lấn trên nóc các đoàn tàu hỏa để "bắc tiến". Đối với họ, nỗi sợ về những gì bỏ lại sau lưng lớn hơn những thử thách trước mắt, kể cả việc phải đánh cược tính mạng của chính mình. 

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật