Hóa thạch cá sấu cổ đại hé lộ khí hậu Trái Đất hàng triệu năm trước

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Dựa trên những hóa thạch còn lại của loài cá sấu cổ xưa, các nhà khoa học có thể hiểu hơn về điều kiện khí hậu của Trái Đất cách đây hàng triệu năm.
Hóa thạch cá sấu cổ đại hé lộ khí hậu Trái Đất hàng triệu năm trước
Cá sấu thời cổ đại đã di cư xuống phía nam khi nhiệt độ Trái Đất đột ngột giảm. Ảnh: Getty.

Theo Earth.com, một nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học về những con cá sấu cổ đại đã làm sáng tỏ điều kiện khí hậu của Trái Đất trong quá khứ, giống như cách các nhà khoa học sử dụng lõi băng và các vòng trên một thân cây để xác định dữ liệu môi trường.

Các chuyên gia nhận thấy một số loài cá sấu có thể chịu được những biến động khí hậu, trong khi một số khác hết sức nhạ‌y cả‌m với thay đổi.

Tiến sĩ Stephane Jouve từ Đại học Sorbonne, trưởng nhóm nghiên cứu, nhận định: "Phân tích của chúng tôi cho rằng bộ cá sấu bao gồm các loài thậm chí còn ít đồng chủng hơn so với những gì chúng ta nghĩ trước đây, và một số loài bò sát giống cá sấu rất giỏi trong việc chống chọi lại sự thay đổi khí hậu đột ngột, đánh dấu sự kết thúc của Thế Eocen và sự bắt đầu của Thế Oligocen".

Thế Eocen, hay còn gọi là Thế Thủy Tân, là một giai đoạn địa chất và là thế thứ hai của Kỷ Paleogen trong Đại Tân Sinh. Ngay sau Thế Eocen là Thế Oligocen, còn gọi là Thế Tiệm Tân.

Hai thời kỳ này bị phân chia rõ rệt bởi một cuộc khủng hoảng khí hậu khi nhiệt độ Trái Đất giảm mạnh và mực nước biển thấp hơn đáng kể. Hậu quả là nhiều loài thực vật và động vật bị xóa sổ hoàn toàn.

Khác với các giả thiết trước đây, nghiên cứu mới chỉ ra rằng trong khi một số loài cá sấu tuyệt chủng, những loài khác di cư đến vùng nước ấm hơn để sống sót.

Môi trường ven biển bị biến đổi do mực nước giảm xuống, nhiều loài cá sấu biển thoát khỏi khí hậu lạnh giá của châu Âu bằng cách di cư xuống phía nam, đến Bắc Phi.

Nghiên cứu cho thấy Ma Rốc có thể là nền tảng để họ hàng cá sấu nhánh gavialoid di cư đến Nam . Khi nhiệt độ tiếp tục giảm xuống, một nhánh cá sấu khác là tomistomines dần dần di chuyển xuống phía nam.

Rất nhiều loại cá sấu nước ngọt không bị ảnh hưởng bởi việc mực nước biển suy giảm nhưng không thể tồn tại khi nhiệt độ giảm đột ngột vào cuối Thế Eocene. Mặt khác, Diplocynodon - một loại cá sấu ngày nay đã tuyệt chủng - vẫn sống sót khi nhiệt độ giảm xuống mức thấp nhất trong giai đoạn đầu Thế Oligocene.  

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật