Gia tăng nỗi lo kinh tế Mỹ suy thoái

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Các ngân hàng lớn nhất Phố Wall, các nhà kinh tế ở nhiều doanh nghiệp lớn và không ít trường đại học ở Mỹ cảnh báo nguy cơ suy thoái của nền kinh tế Mỹ đang gia tăng do cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung leo thang.
Gia tăng nỗi lo kinh tế Mỹ suy thoái
Cuộc khảo sát của hãng nghiên cứu thị trường IHS Markit công bố hôm 3-6 cho thấy chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Mỹ giảm hơn hai điểm trong tháng 5, xuống còn 50,5 điểm, mức th

Theo Ngân hàng Morgan Stanley, nền kinh tế Mỹ có thể suy thoái ra trong vòng 9 tháng tới nếu Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế 25% lên 300 tỉ đô la hàng hóa Trung Quốc nữa và vấp phải các hành động trả đũa của Bắc Kinh.

“Các cuộc thảo luận gần đây với các nhà đầu tư đã củng cố cảm giác rằng các thị trường đang đánh giá thấp tác động của căng thẳng thương mại. Các nhà đầu tư nhìn chung cho rằng tranh chấp thương mại có thể kéo dài lâu hơn nhưng họ dường như xem nhẹ tác động tiềm tàng của nó đối với triển vọng vĩ mô toàn cầu”, Chetan Ahya, nhà kinh tế trưởng ở Morgan Stanley, viết trong một báo cáo.

Ahya cho rằng nếu xung đột thương mại Mỹ-Trung kéo dài, tăng tưởng của Mỹ sẽ bị tổn thương do chi phí sản xuất tăng, nhu cầu của người tiêu dùng giảm và các công ty cắt giảm chi tiêu.

Ngân hàng JP Morgan nhận định xác suất kinh tế Mỹ suy thoái vào nửa cuối năm nay tăng lên mức 40% so với 25% cách đây một tháng.

Các nhà kinh tế ở Ngân hàng Goldman Sachs dự báo Mỹ sẽ áp thuế 10% đối với 300 tỉ đô la Trung Quốc chưa bị đánh thuế và gần 350 tỉ đô la Mỹ hàng hóa Mexico. Họ cắt giảm dự báo tăng trưởng GDP của Mỹ trong nửa cuối năm nay 0,5 điểm phần trăm xuống còn 2%.

Trong lúc đó, kết quả cuộc khảo sát 53 nhà kinh tế từ các doanh nghiệp lớn và trường đại học ở Mỹ, do Hiệp hội Kinh tế doanh nghiệp quốc gia Mỹ (NABE) thực hiện, cho thấy các lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ ngày càng lo lắng hơn về nguy cơ Mỹ sẽ tiến vào suy thoái vào cuối năm 2020. Nỗi lo hàng đầu của họ là chính sách bảo hộ thương mại của Mỹ.

Theo cuộc khảo sát, 15% ý kiến cho rằng kinh tế Mỹ có nguy cơ suy thoái ngay trong năm 2019. Song có đến 60% tin rằng Mỹ sẽ suy thoái vào cuối năm 2020, tỷ lệ này cao hơn so với mức 35% trong cuộc khảo sát cách đây ba tháng. Trong khi đó, khoảng 1/3 ý kiến cho rằng suy thoái ở Mỹ sẽ bắt đầu từ giữa năm sau.

“Đa số những người tham gia khảo sát cho rằng chủ nghĩa bảo hộ gia tăng của Mỹ được xem là rủi ro suy giảm chính đối với tăng trưởng”, nhà kinh tế trưởng Mỹ, Gregory Daco, ở tổ chức tư vấn kinh tế Oxford Economics (Anh), nói.

Một dấu hiệu đáng lo ngại khác cho nền kinh tế Mỹ là cuộc khảo sát của hãng nghiên cứu thị trường IHS Markit công bố hôm 3-6 cho thấy chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Mỹ giảm hơn hai điểm trong tháng 5, xuống còn 50,5 điểm, mức thấp nhất kể từ tháng 9-2009. Trong vòng một năm qua, PMI ngành sản xuất Mỹ giảm gần 6 điểm. Ngoài ra, lượng đơn hàng mới của các nhà máy của Mỹ cũng lần đầu tiên giảm trong tháng 5 kể từ tháng 8-2009.

“Tháng 5 chứng kiến các nhà sản xuất Mỹ trải qua thời kỳ khó khăn nhất trong gần 10 năm với chỉ số PMI giảm về mức thấp nhất kể từ cao trào của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Đơn hàng mới đang giảm với tốc độ chưa từng thấy kể từ năm 2009, khiến ngày càng có nhiều công ty cắt giảm công suất và việc làm”, Chris Williamson, nhà kinh tế ở IHS Markit, nói.

Nhiều nhà kinh tế lo ngại nền kinh tế Mỹ sẽ suy thoái vào cuối năm 2020. Ảnh: YouTube

Kể từ chiến tranh thế giới thứ hai, thời gian trung bình mỗi chu kỳ tăng trưởng của Mỹ là 58 tháng, tức chỉ chưa đến phân nửa đà tăng trưởng đã kéo dài 10 năm của Mỹ hiện nay. Tuy nhiên, không có quy luật kinh tế nào chỉ ra rằng đà tăng trưởng sẽ chấm dứt vì kéo dài quá lâu.

Các thời kỳ tăng trưởng kéo dài xuất hiện phổ biến ở nhiều nước khác. Úc đang có đà tăng trưởng kéo dài 28 năm liên tục. Canada, Anh, Tây Ban Nha và Thụy Điển từng trải qua các chu kỳ tăng trưởng từ 15 năm trở lên trong giai đoạn đầu thập niên 1990 và 2008.

Pháp, Đức, Hà Lan, Na Uy, Hàn Quốc, Ireland, Trung Quốc và nhiều nước khác cũng trải qua các thời kỳ tăng trưởng bền bỉ kéo dài 15 năm trở lên ở nhiều khoảng thời gian khác nhau kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai.

Song Mark Zandi, nhà kinh tế trưởng ở công ty Moody’s Analytics, cho rằng có nhiều kịch bản khiến Mỹ rơi vào suy thoái và rủi ro gây suy thoái lớn nhất chính là cuộc chiến thương mại do Mỹ phát động. Theo ông, nếu Tổng thống Mỹ Donald Trump thực hiện tất cả các lời đe dọa áp thuế bao gồm mức thuế 25% đối với tất cả hàng hóa Trung Quốc và Mexico cũng như ô tô nhập khẩu từ nước ngoài, điều này giống như việc tăng thuế hàng loạt đối với các hộ gia đình và doanh nghiệp Mỹ, làm suy giảm niềm tin của người tiêu dùng và các thị trường, đẩy Mỹ vào suy thoái vào năm 2020.

Ông dự báo Trung Quốc sẽ trả đũa bằng cách giảm giá đồng nhân dân tệ, gây tổn thương cho hoạt động sản xuât của Mỹ và hạn chế mua trái phiếu chính phủ Mỹ, khiến lãi suất tăng vọt, làm tổn thương người mua nhà và thị trường chứng khoán ở Mỹ.

Cũng theo Mark Zandi, mô hình dự báo của ông cho thấy một cuộc chiến tranh thương mại toàn diện sẽ khiến Mỹ mất mát 3,1 triệu việc làm trong giai đoạn từ quí 3 năm nay đến giữa năm 2021; trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp cũng sẽ tăng từ mức chưa đến 4% hiện nay lên mức 6,6% vài năm 2021.

Thị trường chứng khoán Mỹ cũng sẽ giảm 37% giá trị trong giai đoạn này.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật