Quan điểm trái chiều việc coi ‘rượu bia là tội đồ’

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Có ý kiến nói luật thiếu các chế định nghiêm khắc để hạn chế tác hại của rượu bia, nhưng luồng ý kiến khác lại cho rằng chúng ta đang không công bằng khi coi rượu bia là tội đồ.
Quan điểm trái chiều việc coi ‘rượu bia là tội đồ’
Đại biểu Dương Trung Quốc. Ảnh: Minh Quân.

Sáng 23/5, dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia lần thứ hai được đưa ra bàn thảo trước Quốc hội. Dù dự kiến thông qua tại kỳ họp này, dự thảo luật vẫn còn những luồng ý kiến hoàn toàn trái ngược.

Trong buổi sáng, 18 lượt đại biểu phát biểu và đến 9 đại biểu giơ biển tranh luận, cùng 15 đại biểu khác đăng ký phát biểu nhưng hết thời gian.

Xu hướng cực đoan?

Sau những lượt với đa số ý kiến đề nghị đưa các chế tài nghiêm khắc vào luật, hàng loạt đại biểu Quốc hội giơ biển xin tranh luận.

Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp Luật Bùi Văn Xuyền chia sẻ cảm giác các đại biểu đang coi ngành sản xuất rượu bia như tội đồ, như vậy là không công bằng với một ngành sản xuất đang có đóng góp hàng chục nghìn tỷ mỗi năm. Chưa kể đến việc sử dụng rượu bia là văn hóa nghìn đời nay.

Đồng tình, đại biểu Dương Trung Quốc cho rằng cách tiếp cận của dự thảo luật là sai, mang dấu ấn quá nặng của Bộ Y tế, thậm chí có xu hướng cực đoan.

Dẫn câu thơ “Trong tù không rượu cũng không hoa”, và rất nhiều bài thơ hay nhắc đến rượu, khi thắng trận cũng “nâng ly”, ông Quốc cho rằng đó là văn hóa của cả nhân loại rồi, tại sao ta lại đưa nó lên “đoạn đầu đài”.

Tay giơ một bản tuyên truyền do tổ chức Y tế thế giới ở Việt Nam phát hành, trên bìa có chữ "Uống rượu bia có hại cho sức khỏe", ông Quốc hỏi: "Đó có phải thông điệp của thế giới không?".

Theo ông, rượu bia là một nét văn hóa, nếu tiếp cận cực đoan như vậy vừa không thực tế, không khả thi, vừa đi ngược xu thế chung. Tán thành sự cần thiết của luật, thậm chí đề nghị có chế tài nặng hơn, song ông Quốc lưu ý không nên coi câu chuyện hàng đầu trong việc này là sức khỏe mà phải là năng lực quản lý.

“Nhưng chúng ta né tránh cái yếu nhất của ta là năng lực quản lý, năng lực kiểm soát, kiểm soát của Nhà nước và mỗi con người tự kiểm soát mình”, ông nói.

Vị đại biểu tỉnh Đồng Nai cũng nhắc lại những câu ông từng hỏi Bộ trưởng Y tế nhưng chưa được trả lời, đó là: “Việt Nam xếp thứ ba về tiêu thụ rượu bia, vậy thứ nhất, thứ hai là ai? Họ có phải những nước lạc hậu không?”. Và "Bộ Y tế còn sản xuất rượu bổ không? Liệu tất cả những sản phẩm ấy có gắn hình ảnh tai nạn giao thông hay hậu quả do rượu bia gây ra không, như chúng ta đối xử với thu‌ốc l‌á hay m‌a tú‌y?".

Đại biểu Dương Trung Quốc bày tỏ mong muốn có sự nhìn nhận khách quan để làm luật đúng đắn, hiệu quả, không cực đoan, không cục bộ.

Xử phạt thiếu nghiêm khắc

Ở góc độ ngược lại, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Quảng Bình Nguyễn Ngọc Phương giơ biển xin tranh luận với đại biểu Bùi Văn Xuyền. Ông Phương nhấn mạnh sự cần thiết của luật này, đồng thời đề nghị xem lại hình thức xử phạt của các nước để thấy mình xử chưa nghiêm và chưa đủ sức răn đe.

Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan. Ảnh: Minh Quân.

Đại biểu Huỳnh Thành Chung (Bình Phước) cũng tranh luận với đại biểu Xuyền về nhận định chúng ta đang coi các doanh nghiệp sản xuất rượu bia là tội đồ. Theo ông Chung, thực tế không phải như vậy, mà chúng ta làm luật này là muốn hạn chế tác hại của rượu bia.

Ghi nhận đóng góp của các doanh nghiệp sản xuất rượu bia trong việc tạo công ăn việc làm, đóng góp cho ngân sách đều là việc tốt nhưng theo ông Chung, không thể vì việc ấy mà bỏ qua tác hại của rượu bia và sự ảnh hưởng đến an toàn xã hội.

Ông đồng tình với quan điểm luật nên hạn chế quảng cáo trên Internet cũng như quy định khung giờ hạn chế uống rượu bia. Dù không phải quy định cấm, nhưng cần đưa ra để người dân, xã hội, các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhận thức và có thái độ ứng xử đúng đắn.

Đại biểu TP.HCM Phạm Khánh Phong Lan thì đề nghị các hành vi nghiêm cấm cần mạnh mẽ và nhất quán hơn. Do đó, nên đưa nội dung người điều khiển giao thông không uống rượu bia ngay trước và trong khi tham gia giao thông vào điều khoản các hành vi nghiêm cấm.

"Cần tăng mức chế tài với người lạ‌m dụn‌g rượu bia lái xe, B.L, xâ‌ּm hạ‌ּi tìn‌ּh dụ‌ּc, gây rối trật tự… Không nên dừng ở mức phạt tiền, thu GPLX, tạm giữ phương tiện mà cần bổ sung hình thức khác như lao động công ích, tăng phí bảo hiểm phương tiện. Quy định tăng nặng với các trường hợp tái phạm, tạm giam ngay người và giữ xe nếu thực sự nguy hiểm", bà Lan đề xuất.

Nữ đại biểu cũng nhấn mạnh điều cốt lõi phải thay đổi văn hoá chứ không phải bóp nghẹt sản xuất chính thống, để rồi vô tình khuyến khích cho hàng giả, hàng lậu…

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến giải trình ý kiến của các đại biểu Quốc hội. Ảnh: Minh Quân.

Thay mặt cơ quan soạn thảo giải trình, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết dự luật lần này đã tiếp thu gần như toàn bộ ý kiến góp ý trước đó.

Tư lệnh ngành Y tế nhấn mạnh tính cấp thiết ban hành luật để đáp ứng yêu cầu của cử tri, phòng, chống tác hại của rượu bia khi gây ra những hậu quả như TNGT, B.L gia đình hay các vấn đề về sức khỏe.

Cho biết quá trình soạn thảo luật đã qua gần 2 nhiệm kỳ của Quốc hội do những ý kiến khác nhau, đến giai đoạn này, theo Bộ trưởng Tiến, hầu hết đại biểu đồng thuận với những nội dung chính.

Bà cũng cho biết đến nay đã có 155 nước trên thế giới có luật này, có nước điều chỉnh lần thứ hai. Vì thế, ban soạn thảo mong luật sớm được ban hành, và xin tiếp thu theo hướng không chỉ bảo vệ sức khỏe mà còn phải đảm bảo sự phát triển của ngành công nghiệp rượu, bia.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật