Canada nói cứng với Trung Quốc

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Sau khi Mỹ có động thái giảm nhiệt quan hệ với Canada, Ottowa thể hiện quan điểm cứng rắn, xem xét dẫn độ Mạnh Vãn Châu sang Mỹ.
Canada nói cứng với Trung Quốc
Vừa được giải thoát thuế thép, nhôm với Mỹ, Canada lập tức lạnh giọng với Trung Quốc, nhắc vụ Mạnh Vãn Châu.

Thủ tướng Canada Justin Trudeau hôm 22/5 chỉ trích Trung Quốc vì đã bắt giữ 2 công dân nước này.

Canada đang tiếp tục đấu tranh để trả tự do cho hai công dân Canada bị giam giữ tại Trung Quốc, gọi vụ bắt giữ là động thái vi phạm sự dân chủ, đồng thời kêu gọi các quốc gia phương Tây không được tiếp tục cho phép "sự xâ‌m lượ‌c" của Trung Quốc.

Trang Global News của Canada đưa tin, ông Trudeau không nói sẽ chống lại "sự xâ‌m lượ‌c" như thế nào.

"Trung Quốc đang có những bước đi mạnh mẽ hơn trước đây để có được lối đi riêng trên sân khấu thế giới... Các nước phương Tây và các nền dân chủ trên khắp thế giới phải cùng nhau cho họ thấy, đây không phải là điều chúng ta cho phép" - ông Trudeau nói.

Phản ứng của Thủ tướng Canada đưa ra sau Trung Quốc từ chối thả 2 công dân Canada Michael Kovrig và Michael Spravor, được cho là phản ứng đáp trả việc Ottowa bắt giữ Giám đốc Tài chính Tập đoàn Viễn thông Huawei Mạnh Vãn Châu.

Hiện Tòa án Canada đang xem xét khả năng dẫn độ bà Mạnh sang Mỹ. Các luật sư của bà này đang xem xét chống lại yêu cầu của Mỹ dẫn độ bà Mạnh Vãn Châu sang Mỹ xét xử liên quan đến các cáo buộc bà này chống lại các lệnh trừng phạt Iran.

Trước đó, ngày 21/5, Ngoại trưởng Canada Chrystia Freeland cho biết một đoàn nghị sĩ Canada đang có chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc nhằm thúc giục Bắc Kinh trả tự do cho doanh nhân Michael Spavor và cựu nhân viên ngoại giao Michael Kovrig bị cáo buộc hoạt động gián điệp.

Trả lời phỏng vấn đài CBC, Ngoại trưởng Freeland cho biết bà đã nhiều lần tìm cách đối thoại với người đồng cấp Trung Quốc, song không có kết quả. Nghị sỹ đảng Tự do Robert Oliphant, dẫn đầu đoàn công tác trên, thăm và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 20-25/5.

Canada đã gọi các vụ bắt giữ này là "bất hợp pháp và tùy tiện".

"Nghị sỹ Robert Oliphant đã nêu lên những lo ngại mạnh mẽ của Canada liên quan đến việc giam giữ tùy tiện Michael Kovrig và Michael Spavor trong các cuộc họp với các quan chức chính phủ Trung Quốc" - Thư ký báo chí của Bộ trưởng Ngoại giao Freeland cho biết.

Phản ứng có phần mạnh mẽ với Trung Quốc từ phía Canada được đưa ra sau khi Mỹ cũng có động thái nới lỏng quan hệ với Canada, đặc biệt là việc ngừng áp lệnh cấm đối với sản phẩm thép và nhôm từ Canada và Mexico.

Canada cũng đã phản ứng "có đi có lại" đối với Mỹ bằng việc bỏ áp mức thuế 25% đối với thép và 10% đối với nhôm của Mỹ. Động thái này cũng có thể sẽ giúp Mỹ và Canada, Mexico tiến gần hơn tới một Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) phiên bản mới cho phép gia tăng các hoạt động thương mại tích cực giữa các nhóm quốc gia láng giềng.

Mỹ đã gây sức ép lên Canada từ trước đó liên quan đến các vấn đề thương mại song phương. Giới quan sát nhận định rằng, vụ Canada bắt giữ bà Mạnh Vãn Châu có chút liên quan đến quan hệ có phần lạnh nhạt của Mỹ và Canada lúc bấy giờ.

Canada trước đó đã không có phản ứng quá gay gắt với Trung Quốc sau khi Bắc Kinh quyết định hạn chế thương mại với Canada như ngừng nhập thịt lợn, hải cải dầu... Các biện pháp hạn chế về thương mại của Trung Quốc cũng được cho là phản ứng đáp trả lại việc Canada bắt giữ bà Mạnh Vãn Châu.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật