Đầu tư cổ phiếu ngân hàng nào trong năm 2018?

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Các lựa chọn đầu tư đối với cổ phiếu ngân hàng đã bắt đầu đa dạng hơn khi sắp tới dự kiến sẽ có thêm khoảng 4-9 ngân hàng niêm yết trong năm 2018.
Đầu tư cổ phiếu ngân hàng nào trong năm 2018?
Ảnh minh họa

Báo cáo mới nhất của CTCK Rồng Việt (VDSC) cho biết, ngành ngân hàng cũng là một trong những đối tượng được hưởng lợi đầu tiên khi chính sách tiền tệ được nới lỏng. Thanh khoản hệ thống dồi dào cộng với khoản tiền gửi Kho bạc Nhà nước tăng mạnh, chi phí vốn bình quân của các ngân hàng thương mại tăng chậm hơn so với mức tăng lợi suất tài sản sinh lãi. Do vậy, NIM của các ngân hàng tiếp tục mở rộng trong năm 2017.

Kết hợp hợp đó là thu nhập dịch vụ cũng tăng trưởng mạnh (bình quân trên 20% YoY) góp phần giúp thu nhập hoạt động tăng trưởng mạnh. Nhờ vậy, các ngân hàng thương mại có thêm nhiều nguồn lực để mạnh tay trích lập dự phòng rủi ro, làm sạch bảng cân đối kế toán, đồng thời mở rộng đầu tư mảng ngân hàng bán lẻ.

VDSC cho rằng nền tảng vĩ mô năm 2018 sẽ tiếp tục thuận lợi cho hoạt động của các ngân hàng thương mại nhờ các yếu tố. Thứ nhất, NIM tăng nhẹ nhờ danh mục cho vay có sự đóng góp ngày càng cao của nhóm khách hàng SMEs và cá nhân. Thứ hai, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng dự báo giảm mạnh nhờ tỷ lệ nợ xấu giảm và các ngân hàng cơ bản hoàn tất nghĩa vụ trích lập dự phòng trái phiếu đặc biệt. Bên cạnh đó, các lựa chọn đối với cổ phiếu ngân hàng đã bắt đầu đa dạng hơn sau khi hai ngân hàng thương mại cổ phần có công ty con dẫn đầu trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng là VPB và HDB lần lượt niêm yết vào tháng 11/2017 và tháng 1/2018.

Dự kiến trong năm 2018 sẽ tiếp tục có thêm 4 – 9 ngân hàng thương mại sẽ được niêm yết với một số tên tuổi mặc dù có quy mô tổng tài sản nhỏ và thị phần tín dụng còn khiêm tốn nhưng khá năng động trong lĩnh vực digital banking như TPB, trong mảng đầu tư trái phiếu như TCB... Với sự đa dạng như trên, công ty chứng khoán này cho rằng nhà đầu tư có thể lựa chọn cổ phiếu dựa trên khẩu vị rủi ro và tiêu chí riêng.

Nhóm ngân hàng đầu ngành trong lĩnh vực của mình như VCB, ACB, MBB, VPB. Cổ phiếu VCB và ACB là một trong những ưu tiên bởi mô hình ngân hàng truyền thống ít rủi ro và chất lượng tài sản của hai ngân hàng này đã cải thiện nhờ quỹ dự phòng tăng mạnh.

Đầu tư dựa trên chuyển động xử lý nợ xấu có BID và STB. Đầu tư vào nhóm cổ phiếu này sẽ có rủi ro cao hơn, song lợi nhuận kỳ vọng cũng cao tương xứng nếu việc xử lý nợ đạt kế hoạch đề ra. BID sẽ có tiềm năng tăng giá cao hơn nếu việc phát hành riêng lẻ cho cổ đông chiến lược thành công trong năm 2018.

Đầu tư nhóm ngân hàng trẻ và năng động có HDB, TCB, và TPB. Mặc dù vậy, giá cổ phiếu các ngân hàng này đã tăng rất mạnh trong thời gian được giao dịch tại thị trường OTC khiến định giá không còn hấp dẫn. Hay như đầu tư vào các ngân hàng có định giá thấp như LPB và CTG.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật