Cuộc sống của cụ bà gần 90 tuổi không đêm nào được yên giấc bởi tiếng gọi của con trai

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ở cái tuổi “gần đất xa trời“, bà Đỗ Mai (Ba Đình, Hà Nội) không được an hưởng tuổi già, không có thời gian sum vầy cùng con cháu mà sớm hôm tần tảo chăm hai con tâm thần.
Cuộc sống của cụ bà gần 90 tuổi không đêm nào được yên giấc bởi tiếng gọi của con trai
Đêm nào bà Mai cũng tỉnh giấc bởi tiếng gọi “mẹ ơi“ của người con trai 64 tuổi. Ảnh: Ngọc Thi

Ký ức buồn của người mẹ già

Hỏi thăm nhà bà, chúng tôi được người dân cung quanh hướng dẫn tận tình. Hàng xóm cảm thấy T.Tâm cho một người mẹ già ăn ở hiền lành mà có số phận thương đau khi làm mẹ của 2 con trai tâm thần. Gần hết đời người, cuộc sống của bà vẫn vất vả với nhiều nỗi buồn, nỗi trăn trở không tên.

Căn nhà nhỏ của bà Mai nằm trong ngõ 135 Hoàng Hoa Thám. Vật dụng trong nhà không có gì giá trị ngoài chiếc ti vi màu đã cũ.

Mới đầu hè mà căn nhà nhỏ của bà Mai trở nên oi bức. Bà cho hay, có cái quạt điện hỏng nhưng bà chưa đem đi sửa được. Được biết, đây là căn nhà 12m2, được cải tạo từ khu bếp, đất vát nên ngôi nhà cũng trở nên méo mó.

Bước sang tuổi 84, bà Mai có phần chậm chạp, đôi tai bà nghe không được rõ, cũng vì vậy mà cuộc trò chuyện của chúng tôi trở nên khăn hơn.

Xem Video: Clip: Gia cảnh bi đát của người mẹ nuôi 6 con tâm thần ở phú thọ

//

Đang ngồi trò chuyện thì có tiếng gọi “mẹ ơi” rồi “cơm, cơm”, phát âm méo mó. Đó là tiếng gọi của con trai cả của bà, ông Nguyễn Ngọc Tâm (SN 1953). Nghe tiếng gọi đó, người mẹ già giật mình, nhanh nhẹn chuẩn bị cơm. Lúc này đã là buổi chiều muộn.

Bà Mai chuẩn bị cơm cho con trai cả bị tâm thần. Ảnh: Ngọc Thi

Bà Mai bảo: “Từ sáng đến giờ mới uống nước thôi, giờ mới gọi ăn đấy. Có ăn đúng bữa bao giờ đâu, gọi thế nhưng không ăn được đâu. Chỉ thích ăn những đồ ăn nước như phở, bún thôi nhưng đắt lắm, 30 nghìn/1 bát tôi không có tiền mua đâu”.

Cơm nguội trộn vừng đó là món ăn hàng ngày của người con trai cả. Để cho dễ nuốt, bà Mai trộn cho ít canh. Gương mặt thấm buồn, bà kể, hồi xưa con trai bà từng là cậu bé thông minh, học giỏi. Đang theo học lớp 7 thì bỗng trở nên lẩm cẩm sau một lần đánh nhau với bạn học.

Thương con, vợ chồng bà tìm cách cứu chữa, chạy viện nọ thầy kia nhưng đều không khỏi. Mấy chục năm qua, hàng ngày, ông Tâm ăn, ngủ, chơi trong căn phòng rộng 5m2. 64 tuổi nhưng ông chỉ nói hai từ “mẹ ơi” thỉnh thoảng là từ “cơm” và “nước”. Người mẹ có hỏi gì thì cũng chỉ gật với lắc đầu. Với người ngoài, ông không lạ, không đánh, không chửi mà nhìn bằng ánh mắt vô hồn.

“Tôi chẳng có đêm nào được ngủ ngon giấc vì hầu như đêm nào con cũng gọi “mẹ ơi”. Lúc đó, tôi phải mang thức ăn, nước uống cho con. Mùa hè còn đỡ, mùa đông thì nhọc hơn rất nhiều, trời lạnh, thân già lóng ngóng nhưng vẫn phải dậy không thì cậu ấy cứ gọi, hàng xóm tỉnh giấc họ lại trách mình”, bà Mai cho hay.

Xem Video: Bà mẹ đau khổ xây chuồng nhốt 3 đứa con tâm thần

//

Đi bộ một ngày để thăm con ở trại tâm thần

Chồng bà mất cách đây gần 1 năm vì tuổi già và sau nhiều năm lâm bệnh. Ông bà sinh hạ được 6 người con, 4 trai, 2 gái thì có 2 người con trai bị tâm thần. ông Tâm ở nhà bà chăm sóc, còn cậu con trai út Nguyễn Ngọc Thắng (1971) thì phải gửi vào bệnh viện Tâm thần Hà Nội.

Người mẹ già mái tóc bạc trắng, vẻ mặt u buồn nhớ lại, năm con trai út của bà 20 tuổi, đang ngồi xem tivi với một người hàng xóm thì tự nhiên quay sang đánh người. Hỏi lý do vì sao đánh thì ông Thắng bảo, do người bên cạnh nói mình ăn trộm xe.

Các con của bà, những người lành lặn cũng có guồng sống riêng, gánh nặng cơm áo gạo tiền đè nặng nên cũng không hỗ trợ bà được nhiều.

Hàng tháng, bà đóng tiền ăn bên trại cho cậu con trai út mất 1,2 triệu đồng. Lương hưu của bà là 2,7 triệu đồng/tháng, hai người con của bà mỗi người được hỗ trợ 700 nghìn đồng/tháng. Kinh tế gia đình eo hẹp cũng chính vì vậy mà cơm với rau, muối vừng là món ăn chính của cả nhà.

Thương con, đã có lần bà đi bộ từ nhà đến bệnh viện Tâm thần Hà Nội để thăm con. Bà say xe không đi được xe buýt, bắt xe ôm thì không đủ tiền, con cái bận việc, bản thân bà nhớ con nên đành đi bộ.

Bà Mai bảo: “Chuyện đi bộ đến thăm con cách đây cũng lâu rồi, bây giờ thì chịu, không thể đi được nữa, chả còn sức. Con cái rảnh thì nhờ chúng nó đèo đi thôi. Cũng thấy nhớ nó lắm. Mỗi lần tôi đến nó hay đòi ăn quà, kêu đói, thương lắm chứ”.

Chúng tôi tạm biệt bà lúc 4h chiều, bà Mai cũng nóng vội chuẩn bị cơm nước. Bà bảo vì mình chậm nên phải làm sớm. Khó khăn vất vả vậy nhưng người mẹ già ấy không muốn mọi người thương hại hoàn cảnh của mình bởi bà nghĩ xã hội còn nhiều người khó khăn hơn.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật