Vỉa hè Singapore được dọn sạch chỉ sau 1 câu ‘phán’ của ông Lý Quang Diệu

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Cả tháng qua theo dõi chuyện dọn vỉa hè ở khu trung tâm Sài Gòn trên báo, em thấy bác Đoàn Ngọc Hải cực nhọc quá. Ngày nào cũng như ngày nấy, từ sáng sớm đến chiều tối, bác ấy vất vả ngược xuôi hết con đường này đến con người khác. Vậy mà bác vừa vắng mặt, người ta lại lấn chiếm lòng lề đường như cũ.
Vỉa hè Singapore được dọn sạch chỉ sau 1 câu ‘phán’ của ông Lý Quang Diệu
Ông Lý Quang Diệu cũng mất 1 thời gian mới dọn xong vỉa hè Singapore. Nguồn: Internet

Xem Video: Chiến dịch giành lại vỉa hè Bài học từ Singapore

//

Trước đây, em từng đọc 1 cuốn hồi ký của ông Lý Quang Diệu, nhà lãnh đạo được xem như là “cha đẻ của đất nước Singapore hiện đại”, trong đó ông có nói về việc đọn sạch đường phố và vỉa hè của Singapore. Bác Hải mà làm theo vầy thì không phải cực nhọc như thế nữa. Em xin trích lại 1 đoạn trong hồi ký của ông Lý Quang Diệu:
“Sau khi đất nước độc lập, tôi đã tìm kiếm một vài cách để chỉ ra sự khác biệt giữa chúng tôi với các nước thuộc Thế giới Thứ ba khác. Tôi đành chấp nhận chọn một Singapore xanh và sạch. Mục đích của chiến lược này là làm Singapore trở thành một ốc đảo trong Đông Nam Á, vì nếu chúng tôi có những tiêu chuẩn của Thế giới Thứ nhất thì các thương gia và các khách du lịch sẽ chọn chúng tôi làm cơ sở cho việc kinh doanh của họ cũng như là một vùng du lịch.
Cơ sở hạ tầng cơ bản dễ cải tiến hơn cung cách cộc cằn của người dân. Nhiều người trong số họ đã rời khỏi những nhà hầm xí tạm bợ… để đến những căn hộ cao tầng với điều kiện vệ sinh hiện đại, nhưng cách cư xử của họ thì vẫn như cũ. Chúng tôi đã phải làm việc cật lực để xóa bỏ việc vứt rác bừa bãi, những âm thanh ồn ào và thái độ thô lỗ, và hướng dẫn người dân trở nên ý tứ và lịch sự hơn.

Xem Video: Mỹ, Singapore cho kinh doanh trên một số vỉa hè | VTC

//



Chúng tôi bắt đầu từ một nền tảng thấp. Trong những năm 60, hàng ngàn người xếp hàng dài tại các buổi tiếp dân của chúng tôi... Những người thất nghiệp, cùng với vợ và con của họ đi xin việc, như giấy phép lái xe tắc xi hoặc bán hàng rong, hoặc quyền bán thức ăn trong căn tin trường học.
Đây là khía cạnh nhân quyền đằng sau các con số thống kê thất nghiệp. Hàng ngàn người bán thức ăn trên lề đường không đếm xỉa gì đến giao thông, sức khỏe, và các lý do khác. Rác rưởi, mùi hôi của các thức ăn đã bị thối rữa, và các âm thanh hỗn loạn đã khiến nhiều khu vực của thành phố biến thành những khu ổ chuột.
Một vài thương nhân cho nhiều người mướn các xe hơi tư nhân cũ kỹ để trở thành “những tài xế cướp tắc xi”, không bằng lái và không bảo hiểm… Họ dừng lại mà không hề báo hiệu, đón và trả khách vô tội vạ và đã trở thành mối đe dọa cho nhiều người đi đường khác.
Chúng tôi không thể làm sạch thành phố bằng cách di dời những người bán hàng rong và những tắc xi bất hợp pháp trong nhiều năm. Chỉ sau năm 1971, khi đã tạo ra nhiều việc làm, chúng tôi mới có thể thi hành luật pháp và làm sạch đường phố. Chúng tôi cấp giấy phép kinh doanh cho những người bán hàng rong và chuyển họ từ lề đường vào trung tâm dành cho những người bán hàng rong với hệ thống nước cống rãnh và chỗ đổ rác.
Mãi đến đầu những năm 80, chúng tôi mới tái ổn định tất cả những người bán hàng rong… Những tài xế tắc xi bất hợp pháp đã bị trục xuất khỏi đường phố chỉ sau khi chúng tôi tái tổ chức lại hệ thống xe buýt phục vụ và tạo cho họ những việc làm khác…”.

Những điều ông Lý Quang Diệu trình bày trong hồi ký này là mô tả về đất nước Singapore từ hồi còn chưa phát triển như bây giờ mà sao em thấy giống với nước mình quá. Đường phố thì hỗn loạn, mất trật tự, mất vệ sinh, người dân thì hành xử vô ý thức, ngang nhiên chiếm dụng không gian công cộng… Ở cương vị lãnh đạo, ông đã nhận ra rằng việc dọn sạch đường phố và biến Singapore thành một đất nước xanh sạch là một vấn đề chiến lược phải thực hiện cho bằng được. Dọn vỉa hè là một việc đúng đắn và cấp thiết mà chúng ta cần phải làm.
Chỉ bác Hải làm công việc này thôi là chưa đủ, còn cần phải có sự giúp đỡ của nhiều người. Ông Lý Quang Diệu cũng có làm một mình đâu. Ông có sự giúp sức của nhiều người, những người đã giúp ông xây dựng các khu chợ khang trang cho những người bán hàng rong, giúp ông tạo ra công ăn việc làm cho những lao động tự do đó. Nhờ đó mà ông không cần phải tốn nhiều sức là có thể dọn sạch vỉa hè. Chỉ cần cóp sự chung tay của nhiều người cùng việc làm đúng cách, việc dọn dẹp vỉa hè không phải là chuyện quá khó khăn!  

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 7253
  1. Quận 1 để lại cầu thang chiếm vỉa hè của nhà cụ bà 80 tuổi
  2. Ông Hải cho cẩu xe 8 tỉ của một Tổng giám đốc, người đẹp nài nỉ không ăn thua
  3. Sửng sốt vỉa hè Sài Gòn nhếch nhác bỗng lột xác sau 2 tháng bác Hải ra quân
  4. “Giải cứu vỉa hè”: Thẩm mỹ viện xin một đêm để tự tháo dỡ bậc thềm
  5. Lần đầu tiên Sài Gòn có Phố hàng rong hợp pháp
  6. 10 phát ngôn khó quên của ông Đoàn Ngọc Hải trong 2 tháng dẹp vỉa hè
  7. ‘Giải cứu vỉa hè’ quận 1: Ông Tây xé niêm phong xe ô tô
  8. Người dân bắc cầu tạm vào nhà vì bị phá bậc tam cấp lấn vỉa hè
  9. Thu phí vỉa hè, VN có nên học người Pháp?
  10. ​Vỉa hè Sài Gòn bị lấn chiếm: Có chống lưng, ‘bảo kê’?
  11. Ông Đoàn Ngọc Hải: ‘Đã vi phạm, còn xóa dấu vết vi phạm, tịch thu ngay’
  12. Ông Đoàn Ngọc Hải: ‘Dọn vỉa hè là không có vùng cấm’
  13. Bí thư Đinh La Thăng: ‘Anh Hải như một ngôi sao lẻ loi, cô đơn trên đường’
  14. Quận 1 cẩu ôtô Lexus, phá tường khách sạn chiếm vỉa hè
  15. Quận 1 cẩu bồn cây cảnh dù chủ khách sạn xin tự thu dọn
  16. Đừng lãng phí, TP.HCM có thể thu được ít nhất 350 tỉ đồng mỗi tháng từ vỉa hè
  17. Phó chủ tịch Bình Tân cho dỡ bỏ nhiều công trình để ‘giành lại vỉa hè’
  18. Phó Chủ tịch Đoàn Ngọc Hải đã động đến cả ‘các vị thần’ trên đường Nguyễn Huệ
  19. Ông Đoàn Ngọc Hải: “Người này và người kia không thể khác nhau được em ạ”
  20. Có lẽ đã đến lúc ông Hải cần mạnh tay với cấp dưới!
  21. Ông Đoàn Ngọc Hải là ai?
Video và Bài nổi bật