Cổ thư in màu vẹn nguyên kỳ lạ suốt 300 năm

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Được bảo quản tại Đại học Cambridge, Anh, cuốn sách in màu cổ nhất thế giới vẫn vẹn nguyên như mới sau hơn 300 năm.
Cổ thư in màu vẹn nguyên kỳ lạ suốt 300 năm
Ảnh minh họa

Khi các nhân viên thư viện Đại học Cambridge, Anh, mở cuốn sách, họ vô cùng kinh ngạc. "Chúng tôi rất bất ngờ trước những hình ảnh mới tinh trong sách, giống như thể chưa có ai xem chúng trong hơn 300 năm", Charles Aylmer, Trưởng khu trưng bày tác phẩm tiếng Trung tại thư viện, chia sẻ.

Cổ thư in màu vẹn nguyên kỳ lạ suốt 300 năm

//

Cuốn sách có tổng cộng 388 trang, bao gồm 138 trang vẽ màu tuyệt đẹp và bản phác thảo của 50 họa sĩ và nhà thư pháp cùng lời tựa kèm theo.

Những hình vẽ với lớp màu nước tin tế được thực hiện trong nhiều thập kỷ cho đến khi đủ để kết hợp thành một cuốn sách.

Cuốn sách mang tên Shi zhu zhai shu hua pu, hướng dẫn về thư pháp và hội họa, được nghệ nhân trong xưởng in Thập Trúc tạo ra vào năm 1633 ở Nam Kinh, Trung Quốc.

Cuốn sách có từ đầu thế kỷ 17 này là ấn bản cổ nhất còn sót lại, và nó “độc đáo ở chỗ đầy đủ, trong tình trạng bảo quản hoàn hảo và lớp bìa nguyên bản”.

Cuốn sách được bảo quản ở nơi an toàn nhất trong thư viện. Nó được đóng theo kiểu gáy "bướm", một kỹ thuật truyền thống của Trung Quốc trong đó những trang sách được in lên một mặt và dán với nhau, nên rất dễ hỏng.

Trong thời gian hơn 14 ngày, các nhân viên giàu kinh nghiệm nhất của thư viện đã cẩn thận lật từng trang sách để khám phá bí mật của nó và số hóa hình ảnh.

Aylmer cho biết, quá trình trên không gây ra bất cứ hư hỏng nào cho cuốn sách, và nay nó đã trở về nơi cất giữ. Kết quả là một bộ hình ảnh đầy đủ sẵn sàng để bất cứ ai khám phá và chúng trở thành tâm điểm thu hút chú ý trên trang web thư viện từ khi công bố vào tháng trước.

Các hình ảnh trông giống như những bức tranh màu nước, nhưng thực tế là kết tinh của quá trình in khắc gỗ tinh xảo. Bức tranh gốc của họa sĩ được dán úp xuống khối gỗ lê hoặc một số loại gỗ thớ mịn khác. Những phần không có họa tiết sẽ bị đục bỏ, tạo nên một bức tranh nổi, sau đó người in sẽ phết mực và sử dụng nó như một bản in. Nếu cần nhiều hơn một màu, người in sẽ chuẩn bị nhiều khối gỗ và bức vẽ sẽ được in bằng các loại mực khác nhau.

Kỹ thuật này được gọi là "kỹ thuật khắc gỗ nhiều màu" hay "douban". Người phát minh ra nó là Hu Zhengyan (1584-1674), nghệ sĩ và nhà in sách có công sáng lập xưởng in Thập Trúc. Đây là cuốn sách cổ nhất sử dụng bản in khắc gỗ nhiều màu.

Theo Aylmer, cuốn sách hướng đến sử dụng trong giảng dạy, với các hướng dẫn chi tiết về kỹ thuật sử dụng cọ, đặc biệt ở phần vẽ hoa lan.

Cuốn sách thuộc quyền sở hữu của George Evans Moule, một cử nhân Đại học Cambridge, Anh. Moule đến Trung Quốc vào năm 1858 để truyển giáo và trở thành giám mục đầu tiên ở miền trung Trung Quốc vào năm 1880. Sau khi Moule chết, cuốn sách được con trai ông là Arthur Christopher Moule, giáo sư tiếng Trung ở Đại học Cambridge, trao tặng cho thư viện trường.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật