Các bộ xương hóa thạch Homo Naledi được phát hiện ở một vết nứt đá vôi trong hang động Nam Phi. Đây là một phát hiện tổ tiên loài người mới.
Hang động nơi phát hiện những bộ xương người được cho là tổ tiên mới của loài người (ngoài cùng bên phải, trong ảnh) nằm ở cuối một hệ thống hang động lớn nối với nhau bằng các đường đi vô cùng hẹp.
Tại đây, các nhà khảo cổ học đã phát hiện 1.500 mảnh xương của 15 cá thể thuộc nhiều lứa tuổi của chủng người Homo Naledi.
Các nhà khoa học phỏng đoán có thể những người này đã bị một chủng người khác đẩy vào vị trí xa xôi ở cuối hang bởi họ mắc một căn bệnh bí ẩn kể từ lúc bước vào hang.
Hình vẽ mô tả gương mặt của chủng người tiền sử H.Naledi có thể là tổ tiên loài người.
Niên đại của những bộ xương này vẫn chưa được xác định.
Những mẩu xương được phát hiện vẫn đang ở trong tình trạng khác nguyên vẹn.
Đặc biệt hơn, chủng người mới này dường như là sự kết hợp hoàn hảo giữa người nguyên thủy và con người hiện đại.
Giáo sư Chris Stringer, nghiên cứu lĩnh vực Nguồn gốc con người tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở London cho biết: “Một số bộ phận của người H.Naledi như bàn tay, cổ tay và bàn chân rất giống với loài người hiện đại...
... Mặt khác, phần não nhỏ và nửa thân trên của chủng người này lại giống với chủng người tiền sử Australopithecines.”
Cấu trúc toàn bộ cơ thể của người H.Naledi.
Người H.naledi dường như đang trong giai đoạn chuyển từ người nguyên thủy thành hiện đại. Bàn tay và bàn chân của họ gần như giống hệt loài người hiện đại, ngoại trừ độ cong của ngón tay. Cấu tạo vai cho phép họ dễ dàng xoay trở hơn, đặc biệt phù hợp để leo trèo.
Khi đứng thẳng hai chân, họ có thể đạt chiều cao 1,5m, cao lớn hơn so với phần lớn chủng người nguyên thủy. Bức ảnh trên thế hiện sự so sánh giữa người H.Naledi (ngoài cùng bên phải) với các chủng người khác như H.Erectus (giữa) và người Australopithecines (ngoài cùng bên trái)
Theo các nhà khoa học, việc phát hiện ra người Homo naledi có thể làm sáng tỏ quá trình tiến hóa của loài người.