“bệnh“ nói tục trong giới trẻ

Jeuner_rosier Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nói tục chửi thề, lôi tên bố mẹ ra hay thậm chí là lôi đủ các từ tục tĩu tiếng nước ngoài ra để dùng là “căn bệnh“ nặng của không ít teen hiện nay.
“bệnh“ nói tục trong giới trẻ
Ảnh minh họa

Nói tục: Vô tư và vô hại?

Đặc biệt là các bạn rất thích sử dụng ngoại ngữ, chen đệm tiếng nước ngoài vào trong mỗi câu nói làm cho câu chuyện của các bạn càng trở nên sinh động hơn. Thôi thì coi như đó cũng là cách các bạn nhớ được từ vựng tiếng Anh. Nhưng những ai chú ý nghe kỹ thì... hỡi ôi, các bạn không chỉ dùng tiếng Anh mà còn dùng rất nhiều “tiếng Đức” và “tiếng Đan Mạch”.

Không chỉ chửi thề vài tiếng đệm, các nhóm bạn ở đây đều có sở thích dùng những từ tục tĩu “nặng đô” đi liền với tên ba mẹ của một ai đó để gọi một người bạn nào đó thay cho tên riêng của họ. Tiếp cận với một bạn đeo phù hiệu lớp 9 của một trường ở quận 5, hỏi vì sao chơi đùa mà em lại chửi bạn mình thô tục và nặng nề như vậy, bạn này cười to trả lời: “Em đâu có chửi gì nó đâu, chỉ là giỡn vô tư với nhau thôi, chị không thấy nó còn cười nhăn nhở đó sao?!”.

Phần lớn các bạn cho rằng nói bậy, chửi thề chẳng qua là tăng thêm phần rôm rả trong việc giao tiếp với bạn bè chứ đâu có ác ý gì với người khác, mai mốt lớn đi làm thì khác, điều chỉnh lại, đâu có ảnh hưởng gì đến ai.

Trẻ em đã suy nghĩ đơn giản như thế, nhưng đáng buồn hơn là chính người lớn xung quanh các bạncũng không quan tâm gì đến vấn đề này. Một số người thì nói: “Ôi chuyện trẻ con, hơi đâu mà để ý!”, còn một số đông hơn thì thờ ơ, dửng dưng, không hề thấy mình phải có trách nhiệm nhắc nhở, cùng lắm là hơi nhăn trán, nhíu mày một chút khi đi ngang qua, bởi vì: “Con ai người nấy dạy, nói đến để chúng nó chửi cả mình luôn à!”.

Cô Th. Liên – chủ một quán trà sữa, có hai con một học lớp 7, một học lớp 10 – hằng ngày ngồi trông cửa hàng, đã phải lắc đầu ngao ngán: “Riết rồi không dám cho con ra phụ giúp gì hết, sợ nó bị nhiễm thứ ngôn ngữ này”.

Cần kịp thời uốn nắn

Không chỉ học sinh, thanh thiếu niên, mà có trường hợp em bé 3... tuổi ở trường mầm non cũng xài toàn “ngoại ngữ”. Chỉ cần một chiếc xe tải lớn đỗ trước cổng trường, muốn chỉ cho các bạn trong lớp xem, bé K.Toàn lớp mầm đã xổ một tràng: “Ê, Đ.M tụi mày ơi,... có một chiếc xe bự ở cổng kìa,... nó chở mấy con lân,... lớp mình sắp được coi múa lân rồi,... và...”.

Trong mười tiếng thốt ra từ cái miệng nhỏ nhắn xinh xắn đó, đã mất 5, 6 tiếng chửi thề. Các phụ huynh nhìn thấy thì rất lo ngại nên báo với cô giáo để cô nhắc nhở cháu. Nhưng thật bất ngờ, cô giáo nói: “Khó lắm anh chị ơi, vì ba của bé K.Toàn chửi thề một cây luôn, chửi cả mẹ bé ngay trước mặt cô giáo”.

Thực ra cũng có lần cô giáo đã nhắc, nhưng vị phụ huynh kia nói: “Quen miệng rồi cô ơi, mà chỉ có vậy thôi chứ có làm hại ai đâu!”.

Chính vì những quan điểm như vậy mà nhiều người lớn không tự giác sửa chữa mình và cũng không nhắc nhở, uốn nắn con cái trong lời ăn tiếng nói. Những lời nói tục, chửi thề không phải là vô thưởng vô phạt như nhiều người nghĩ.

Thứ nhất, những từ ngữ đó là những từ không đẹp trong ngôn ngữ tiếng Việt, gây phả‌ּn cả‌ּm cho những người xung quanh. Thứ hai, người đối diện trong giao tiếp sẽ có cảm giác bị xúc phạm, thiếu tôn trọng khi người kia dùng những từ ngữ đó với mình.

Thứ ba, ngôn ngữ là sản phẩm của tư duy, là phương tiện để con người hiểu nhau về nhiều mặt trong giao tiếp, như là về văn hóa, trình độ học vấn, trình độ thẩm mỹ, thành phần xã hội, nghề nghiệp, giáo dục gia đình...

Vì vậy khi mở đầu cuộc giao tiếp bằng cách văng tục, chửi thề của một người là cách nhanh nhất để người đối diện đánh giá không tốt và khẳng định một cách thiếu thiện chí về nhân cách của mình. Những điều này phải được nhận thức đầy đủ từ người lớn để từ đó có định hướng giáo dục đúng đắn, kịp thời uốn nắn cho con trẻ một cách nhẹ nhàng, phù hợp.


Theo Nguoilaodong

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật