“Mốt“ rao bán trinh tiết của các cô gái trẻ

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tháng 9/2008, báo giới được dịp xôn xao khi “ông vua truyền thông Mỹ“ Howard Allan Stern tuyên bố lăng xê hình ảnh Natalie Dylan, 22 tuổi, một sinh viên bán đấu giá trinh tiết của mình để trang trải cuộc sống. Từ đó đến nay, thỉnh thoảng lại có một cô gái học theo Dylan.
“Mốt“ rao bán trinh tiết của các cô gái trẻ
Dylan (phải) và chị gái Avia. (Ảnh: DailyMail).

Đây là một xu hướng đang gây nên làn sóng tranh luận dữ dội trong xã hội về giá trị đạo đức của các cô gái trẻ.

Bán để trang trải học hành

Khi Natalie Dylan ở San di‌ego, California (Mỹ) chủ động liên lạc với các phương tiện truyền thông, đăng tin rao bán “cái ngàn vàng” để trang trải tiền học phí, rất nhiều người đã sốc.

Đầu tiên, Dylan tìm đến nhà thổ Moonlite Bunny Ranch (bang Nevada, Mỹ) nơi Avia - chị gái của cô đang làm việc để trả nợ học phí. Tại đây, hai bên đã thống nhất sử dụng trang web của nhà thổ này làm địa điểm đấu giá. Sau khi trang web đấu giá trực tuyến lớn nhất thế giới eBay từ chối Dylan, “ông vua truyền thông” Howard Stern đã nhận lời lăng xê cho cuộc đấu giá.

Lời “mời chào” của Dylan có sức lan tỏa mạnh mẽ đến mức, trong suốt một thời gian dài từ tháng 9/2008 đến nay, cái tên Natalie Dylan đã trở thành một trong những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trên mạng Internet. Mức giá dành cho sự trong trắng của Dylan không ngừng tăng lên, bắt đầu từ 243.000 USD và vượt xa mức 1 triệu USD mà Dylan hi vọng.

Khi số người đàn ông tham gia đấu giá trinh tiết của Dylan đạt ngưỡng 10.000 người vào tháng 1/2009, mức giá đã đạt ngưỡng 3,7 triệu USD, một điều không ai dám nghĩ tới trước đó vài tháng. Mức giá này là của một người đàn ông Australia 39 tuổi giấu tên.

“Thành công” ngoài sức tưởng tượng của Natalie Dylan ngay lập tức ảnh hưởng đến một bộ phận các cô gái trẻ. Thỉnh thoảng người ta lại thấy một cô gái nào đó xuất hiện trên báo chí và tuyên bố đấu giá trinh tiết của mình.

Điển hình là vào tháng 3/2009, Alina Percea, 1‌8 tuổ‌i, đến từ Caracal, Romania công khai bán đấu giá trinh tiết với mức giá khởi điểm là 50.000 bảng Anh cũng với lý do cần tiền để thanh toán học phí. Chia sẻ trên tờ Daily Mail của Anh, thiếu nữ này cho biết cô nảy ra ý tưởng này vì khâm phục những gì Dylan đã làm. Tất nhiên, so với số tiền của Dylan, số tiền đấu giá thu được của Percea thấp hơn nhiều, với mức 10.000 Euro của một người đàn ông Italia giấu tên vào “phiên đóng cửa”  hôm 23/4.

Alina Percea, 1‌8 tuổ‌i, đến từ Caracal, Romania.

“Tôi rất vui là mọi chuyện diễn ra tốt đẹp. Tôi nghĩ là số tiền này không nhiều như mong đợi nhưng có lẽ sẽ đủ cho việc học hành của tôi. Tôi đã gửi email chúc mừng anh ấy và hi vọng sẽ gặp anh ấy sớm để hoàn tất công đoạn cuối cùng” - Percea nói - “Nhưng anh ấy sẽ phải thanh toán tất cả các chi phí đi lại, ăn ở nếu chúng tôi đi du lịch hay ở khách sạn”.
 
Tranh luận gay gắt

Những tranh luận gay gắt đã xảy khi người ta đặt câu hỏi về giá trị của trinh tiết người phụ nữ, đặc biệt là các cô gái trẻ trong xã hội hiện đại. Họ đang mang sự trong trắng của mình ra định giá và rao bán như một loại hàng hóa? Nếu trinh tiết đối với các cô gái là “cái ngàn vàng” hay “vô giá” thì Dylan và Percea giải thích như thế nào về hành động của họ?

“Không ai bảo tôi làm điều này cả, đó là quyết định của riêng tôi. Tôi thực sự không lo lắng lắm vì tôi biết mình đang làm đúng để giảm bớt gánh nặng cho gia đình”, Percea nói.

Dylan còn tỏ ra thực dụng hơn nữa khi chia sẻ với show truyền hình giải trí The Insider (Mỹ): “Tôi không hề có mâu thuẫn đạo đức trong quyết định này. Tôi không nghĩ bán đấu giá sự trinh tiết sẽ giúp tôi giải quyết mọi vấn đề, nhưng nó tạo sự ổn định về kinh tế. Tôi sẵn sàng cho mọi điều tiếng, tôi đang sống trong một nền kinh tế thị trường khốc liệt. Tại sao lại không thể mua bán, trao đổi những thứ có giá trị và tạo ra của cải. Trinh tiết của tôi là một thứ đáng giá”.

Rất nhiều người không đồng tình với quan điểm của hai cô gái này. Mẹ đẻ của Dylan đã lên tiếng phản đối dữ dội hành động của con gái. Hầu hết các diễn đàn xã hội học trên mạng Internet cũng bày tỏ sự không đồng tình và cho rằng việc làm này không khác gì một hình thức biến tướng của mại dâm.

“Tôi hoàn toàn đồng ý rằng việc bán trinh tiết có vẻ như là hoạt động mại dâm, nhưng tôi không hề phạm luật vì ở đây (bang Nevada), mại dâm được pháp luật cho phép”, Dylan phát biểu trên kênh truyền hình CNN (Mỹ) hồi tháng 1.

“Tương lai của các cô gái sẽ đi về đâu? Thật khó chịu và không thể chấp nhận được việc cô ấy đem trinh tiết của mình ra bán đấu giá một cách rộng rãi quá mức”, Mike – một giáo viên của Đại học Montclair State, New Jersey cho biết.

Trong cuộc phỏng vấn với hãng CNN, Martha Kempner - Phó chủ tịch của tổ chức xã hội Hội đồng Giáo dục và thông tin giới tính kết luận rằng: “Chúng ta cần phải nhìn nhận vấn đề ở khía cạnh xa hơn, rằng sau khi mất đi trinh tiết bằng cách rao bán, nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến con người của cô gái về lâu dài, những tác động về cuộc sống hôn nhân, đời sống vợ chồng,  cho dù chúng ta đang sống trong một xã hội có tư tưởng thoáng về quan hệ giới tính”.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật