Virus lây qua đường tìn‌ּh dụ‌ּc giúp chữa... ung thư da

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Theo thông tin mới được công bố trên tạp chí Clinical Oncology, Herpes, thứ virus gây ra những cơn đau nhức nhối hoặc những vết lở loét nằm trên miệng hoặc cơ quan “nhạ‌y cả‌m“, vừa được các nhà khoa học Anh “cải tạo“ lại, nhằm mang đến cho chúng một cuộc sống “tốt đẹp và ý nghĩa“ hơn.
Virus lây qua đường tìn‌ּh dụ‌ּc giúp chữa... ung thư da
Ảnh minh họa

Công trình nghiên cứu có quy mô trên toàn thế giới này được dẫn đầu bởi viện Nghiên Cứu ung thư tại Anh (Institute of Cancer Research).

Giáo sư Paul Workman, giám đốc điều hành của viện Nghiên Cứu ung thư London cho biết “Chúng ta thường nghĩ các loại virus như những kẻ thù của nhân loại, nhưng chính khả năng làm lây nhiễm và giết chết các tế bào của chúng lại có thể tận dụng để trở thành các phương pháp điều trị ung thư đầy hứa hẹn”

Mụn rộp sin‌ּh dụ‌ּc hay Herpes sin‌ּh dụ‌ּc là một trong những căn bệnh xã hội phổ biến hiện nay. Đặc biệt khi giới trẻ ngày càng "thoáng" trong việc tìm bạ‌n tìn‌h và quan hệ với nhiều người, tạo điều kiện cho các chứng STD lây lan ngày càng mạnh. Trên thực tế, virus Herpes có 2 dạng chính được phân loại theo vị trí lây nhiễm là Herpes đường miệng (HSV-1) và Herpes sin‌ּh dụ‌ּc (HSV-2). Tuy vậy, cả 2 chủng trên đều có thể tìm thấy được ở bất kỳ đâu. Và hiện tại chưa thuốc điều trị dứt điểm bệnh này mà chỉ có thể giảm bớt các triệu chứng.

Theo thống kê toàn cầu, tỷ lệ HSV-1 hoặc 2 ở người lớn từ 60 - 95%. Con số này ở trẻ nhỏ ít hơn. Trong đó, trẻ nhỏ thường bị nhiễm HSV-1 (miệng) nhiều hơn, chủ yếu do các tiếp xúc ngoài da hoặc sử dụng chung đồ dùng với người bệnh. Độ tuổi càng cao thì tỷ lệ càng tăng. Tính đến 2003, có khoảng 16% dân số thế giới bị nhiễm HSV-2, đặc biệt là phụ nữ ở các nước đang phát triển. Phần lớn những người bị HSV-2 (sin‌ּh dụ‌ּc) không biết mình có bệnh.

Với những thông tin trên, có lẽ chẳng ai muốn mình bị nhiễm thứ virus chưa có thuốc điều trị này. Song với nỗ lực nghiên cứu của các nhà khoa học Anh tại Học viện Nghiên cứu ung thư (ICR), London, họ đã "làm lại cuộc đời" cho Herpes khi chuyển hướng tấn công của loại virus này. Thay vì tấn công vào các tế bào bình thường trên c‌ơ th‌ể người, Talimogene Laherparepvec (hay T-VEC), loại virus được biến đổi gene, sẽ tấn công vào các tế bào ung thư da (malignant melanoma).

Đồ họa một virus Herpes

Một trong những điểm quái ác của ung thư da là đến một giai đoạn nào đó, chúng không thể bị loại bỏ bằng phẫu thuật. Do vậy bệnh nhân chỉ có thể dùng tới các phương pháp hoá trị, xạ trị hoặc dùng thuốc. Nhưng không có gì đảm bảo bệnh nhân sẽ lành bệnh.

Để đạt được mục đích mong muốn, các nhà nghiên cứu đã tiến hành thay đổi 2 gene trong virus Herpes,ICP34.5 và ICP47, khiến cho chúng không thể nào sinh sản trở lại bên trong các tế bào khoẻ mạnh, nhưng vẫn có thể ra đời bên trong các tế bào ung thư, vốn đã có lỗi trong cơ chế tự phòng vệ trước Herpes. Do vậy, T-VEC có thể "thoải mái" sinh sản trong các tế bào ung thư cho đến khi chúng tiêu thụ hết sinh chất của các tế bào này và bùng phát ra ngoài, tiêu diệt tế bào quái ác.

Bên cạnh đó, T-VEC còn sản sinh ra một loại phân tử có tên GM-CSF bên trong các tế bào ung thư. Phân tử này sẽ "chỉ điểm" cho hệ miễn dịch "đánh có chọn lọc" vào các tế bào trên, giúp làm suy giảm các khối u.

Phối hợp với 64 trung tâm nghiên cứu khác trên toàn cầu, ICR đã tiến hành thử nghiệm trên 436 bệnh nhân. Họ sẽ được chọn giữa T-VEC và một liệu pháp điều trị cải thiện hệ miễn dịch (immunotherapy) khác. Bạn lưu ý T-VEC thực ra cũng là một liệu pháp cải thiện hệ miễn dịch dựa vào virus.

Kết quả cho thấy có 16,3% những người được nhận T-VEC tiếp tục thể hiện tín hiệu kháng ung thư kéo dài hơn 6 tháng. Trong khi các phương pháp khác, con số này chỉ là 2,1%. Cá biệt một số bệnh nhận nhận T-VEC duy trì tín hiệu kháng lên đến tận 3 năm, một mức được các nhà ung thư học xem là chỉ dấu hoàn thiện cho việc điều trị.

Tất nhiên, kết quả điều trị lệ thuộc nhiều vào trạng thái căn bệnh. Những người có tín hiệu tốt nhất là những bệnh nhân vẫn ở những giai đoạn bệnh chưa quá nghiêm trọng (mức IIIB, IIIC, IVM1a). Đáng chú ý hơn nữa là những bệnh nhân chưa dùng qua liệu pháp nào khác cũng cho tín hiệu tốt hơn, cho thấy V-TEC có tiềm năng trở thành liệu pháp điều trị đầu tiên tốt nhất.

Tổng cộng 163 bệnh nhân ở mức III hoặc tiền mức IV được nhận V-TEC, có thời gian sống trung bình tới 41 tháng (gần 3,5 năm). So với 66 bệnh nhân sử dụng liệu pháp khác, con số này chỉ đạt 21,5 tháng (chưa tới 2 năm).

Tất nhiên, đây là một tin vui không trọn vẹn cho các bệnh nhân ung thư da. Nhưng nó cho thấy được được khả năng sử dụng virus như một cách để trị bệnh, hơn là chỉ đối phó với chúng. GS. Paul Workman, giám đốc điều hành ICR, cho biết: "Chúng ta thường nghĩ về virus như kẻ địch của con người. Nhưng chúng lại có khả năng rất mạnh trong việc lây nhiễm và tiêu diệt những tế bào chuyên biệt nào đó. Điều đó khiến chúng có tiềm năng trở thành những liệu pháp điều trị ung thư".

"Trong trường hợp này, chúng tôi khai thác khả năng của một virus được biến đổi nhằm diệt các tế bào ung thư và kíc‌h thí‌ch hệ thống miễn dịch. Chúng tôi rất hào hứng muốn xem được khả năng của liệu pháp điều trị bằng virus này ở đợt thử nghiệm Chặng III (Phase III), cũng như hy vọng rằng những liệu pháp tương tự có thể hiệu quả hơn khi kết hợp với các loại thuốc trị ung thư khác nhằm đạt được khả năng kiểm soát lâu dài hơn hoặc chữa trị được dứt điểm căn bệnh".

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật