Mỹ áp dụng chính sách thực dân với Nga

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Phương Tây muốn thay đổi Nga – đó chính là mục đích thực sự của các biện pháp trừng phạt chống Moscow. Phương pháp tiếp cận kiểu thực dân là đặc trưng của thời đại đã qua, ông Sergey Lavrov tuyên bố.
Mỹ áp dụng chính sách thực dân với Nga
Ông Sergey Lavrov

Phương Tây cũng không che giấu sự thật rằng mục đích của biện pháp trừng phạt và áp lực đối với Nga không phải là Ukraine, ông Sergei Lavrov cho biết. Washington và Brussels đang cố gắng áp đặt cho Moscow quan điểm của mình về những vấn đề quan trọng và nguyên tắc nhất, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh. Đây là kiểu suy nghĩ thu‌ộc đị‌a sót lại từ thế kỷ trước, từ thời đại đã qua, ông Sergei Lavrov khẳng định:

“Chúng tôi muốn hợp tác bình đẳng và công bằng. Chúng tôi muốn chính sách đối ngoại phải thoát khỏi hệ tư tưởng hy sinh nền kinh tế nhằm đạt được mục tiêu địa chính trị đáng ngờ. Có những người cho rằng, phía Nga cần thực hiện những nhượng bộ đơn phương để có được lợi ích kinh tế và để tránh thiệt hại. Tôi không thuộc nhóm đó, không phải vì tôi không yêu đất nước tôi mà bởi vì chính sách đối ngoại ở các nước như Nga có nhiệm vụ phải bảo vệ chân lý và bình đẳng, là bản chất dân chủ trong quan hệ quốc tế".

Phương Tây bắt Nga lựa chọn các điều kiện sau đây: nếu Moscow giúp giải quyết cuộc khủng hoảng ở Ukraine, Nga sẽ được hủy bỏ các biện pháp trừng phạt. Theo ông Lavrov, Moscow có câu trả lời đơn giản: Nga sẽ không tán thành với các kiểu tiêu chuẩn và điều kiện như vậy. Nga đã làm nhiều hơn bất cứ ai khác mọi việc để giải quyết cuộc khủng hoảng ở Ukraine, ông Lavrov nói. Moscow đi tiên phong trong sáng kiến ​​tháng 4 tại Geneva và sau đó là thỏa thuận Berlin. Thỏa thuận Minsk là kết quả sáng kiến ​​của Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Poroshenko. Theo Ngoại trưởng Lavrov, Moscow đang sử dụng tất cả mọi liên hệ của mình để các thỏa thuận này được thực hiện. Trong khi đó, các đồng nghiệp phương Tây "không thực sự sử dụng ảnh hưởng của họ đối với chính quền Kiev để thuyết phục họ rằng không có phương án thay thế nào ngoài phương hướng đã thỏa thuận giữa họ và lực lượng dân quân".

Gần đây, hành vi của Mỹ ngày càng trở nên nghịch lý. Một mặt, Washington ra sức cô lập Nga. Đồng thời, Nhà Trắng kêu gọi Moscow hợp tác trong việc giải quyết các vấn đề của Iraq, Syria, để chống lại nhóm "Nhà nước Hồi giáo". Ngoại trưởng Sergei Lavrov cho biết chính sách như vậy là điển hình cho người Mỹ:

“Đây là một tính năng đặc trưng của Mỹ - một cách tiếp cận thực dụng trong quan hệ quốc tế. Họ cho rằng họ có quyền trừng phạt những nước không làm theo cách mà Washington mong muốn nhưng họ lại yêu cầu các nước đó hợp tác về các vấn đề mang tính sống còn đối với Mỹ và đối với đồng minh của họ. Đây là cách tiếp cận sai lầm, và tôi đã nói điều đó với ông John Kerry. Tôi cho rằng ông ta cũng hiểu được sự thất bại của những nỗ lực như vậy - ít nhất là liên quan đến quan hệ giữa Mỹ và Nga".

Ngoại trưởng Lavrov bày tỏ tin tưởng rằng các nước phương Tây hiện nay đã nhận thức được tính bất lợi trong chính sách hiện hành nhằm mục đích trừng phạt Nga. Ngoại trưởng khẳng định cần phải thay đổi phương pháp tiếp cận này khi giải quyết các vấn đề thế giới, nhưng tiếc thay, sẽ mất một thời gian dài để làm điều đó.

Nói cách khác, mục đích những biện pháp trừng phạt của phương Tây là để buộc LB Nga phải thay đổi lập trường trong những vấn đề then chốt và có tính nguyên tắc, chứ không phải để giải quyết cuộc khủng hoảng ở Ukraine, đó là tuyên bố của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov.

Theo quan điểm của Bộ trưởng Nga, trừng phạt theo kiểu đó là “lối hành xử của những thế kỷ trước, của thời đại quá khứ, là quán tính của tư duy cai trị thu‌ộc đị‌a”. Ông Lavrov cho rằng Nga không cần đi đến nhượng bộ đơn phương và chấp nhận những điều kiện để EU và Mỹ dỡ bỏ trừng phạt: ở đây phải có cân bằng lợi ích. Theo lời ông Lavrov, "không ai muốn bị thương tổn, trước hết là thiệt hại kinh tế, như kiểu các đối tác phương Tây đang cố gắng thực hiện”. Bộ trưởng Lavrov nhấn mạnh rằng Nga đã và đang làm nhiều hơn bất cứ ai khác để giải quyết cuộc khủng hoảng ở Ukraine.

quan hệ giữa Nga và phương Tây bùng phát xấu đi do khủng hoảng ở Ukraine. Hồi cuối tháng Bảy, từ quan điểm áp đặt trừng phạt đối với những cá nhân và một số công ty, EU và Mỹ đã chuyển sang các biện pháp chống lại toàn bộ những lĩnh vực của nền kinh tế Nga, bao gồm cả ngân hàng, quốc phòng và năng lượng. Đáp lại, Nga hạn chế nhập khẩu thực phẩm từ những nước thi hành trừng phạt chống Nga như Mỹ, các nước thành viên EU, Canada, Australia và Na Uy.



Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật