Lit-va lớn tiếng đòi trừng phạt Nga mạnh hơn vì Ukraine

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trong lúc các đầu tàu của Liên minh châu Âu như Đức và Pháp còn thận trọng trong ngoại giao với Nga thì chính quyền Lít-va lại “thay mặt“ châu Âu đưa ra những lời lẽ thù địch với Moscow.
Lit-va lớn tiếng đòi trừng phạt Nga mạnh hơn vì Ukraine
Thủ tướng Litva Linkevicius

Thủ tướng Lít-va Linas Antanas Linkevicius hôm thứ Hai khẳng định Liên minh châu Âu sẽ không đảo ngược chính sách trừng phạt của với Nga. "Bây giờ nó sẽ không được thảo luận. Tôi tin rằng chúng ta sẽ giữ quan điểm như vậy. Chúng ta sẽ không dỡ bỏ bất kỳ biện pháp trừng phạt nào", ông Linkevicius nói với các phóng viên trước cuộc họp Hội đồng Ngoại giao EU tại Luxembourg.

"Bất kỳ các bước tiếp theo (của lệnh trừng phạt) sẽ không được thảo luận nhưng không loại trừ khả năng sẽ có sự thay đổi khi chúng ta chứng kiến điều gì bất thường trên thực địa... Về mặt nguyên tắc, chúng ta cần một sự đồng thuận khi đưa ra quyết định vì vậy tôi không thể đảm bảo điều gì sẽ tới nhưng cá nhân tôi tin rằng chúng ta phải mở rộng thêm lệnh trừng phạt và tạo áp lực mạnh hơn lên chính phủ Nga", ông Linkevicius nói.

Trước đó, hồi đầu tháng 10, trong nỗ lực cách ly nước Nga, Tổng thống Lít-va Dalia Grybauskaite đã có sáng kiến đòi cắt giảm thời lượng phát sóng các kênh tiếng Nga. Đây là "sáng kiến" bị người gốc Nga tại Lit-va xem là chính sách thù địch và bị chính quốc hội nước này bác bỏ.

Hồi tháng 9, con tàu Juros Vilkas (Sói biển) của Lít va đã bị lực lượng biên phòng Nga phát hiện khi vi phạm luật đánh bắt cá trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Nga, mua bất hợp pháp khoảng 15.000 tấn cua. Sau khi Nga giam tàu, Lít-va cũng đã yêu cầu Ủy ban châu Âu giúp giải quyết vụ việc vì nhắm một mình không tạo nổi áp lực với Nga.

Lít-va từng là một phần của Liên Xô nhưng sau khi Liên Xô tan rã, họ cùng 2 nước thành viên khác thuộc khối Baltic là Latvia và Estonia tách khỏi Nga. Cả 3 nước Baltic là Lít-va, Latvia và Estonia đều nhanh chóng gia nhập NATO cũng như EU.

quan hệ giữa Nga và 3 nước Baltic đang trong tình trạng căng thẳng gần đây khi họ cho phép NATO hiện diện nhiều hơn ở khu vực Baltic. NATO cũng đang có kế hoạch mở thêm căn cứ quân sự tại đây bất chấp sự phản đối mạnh mẽ từ Nga.

Điện Kremlin nhiều lần cảnh báo việc NATO tiến sát biên giới Nga là hành vi đe dọa hòa bình và ổn định.
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật