Trò bịp về báo mộng “phát hiện mộ Trạng Trình“

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Mấy ngày qua, nhiều người dân ở Thuỷ Nguyên, Hải Phòng đồn thổi về chuyện một phụ nữ được cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm báo mộng nơi chôn cất di hài của mình.
Trò bịp về báo mộng “phát hiện mộ Trạng Trình“
Bà Muộn (người đội mũ bảo hiểm) thao thao bất tuyệt trước đám đông.
Theo lời kể của một số người dân sống gần khu vực Trung tâm Thương mại huyện Thuỷ Nguyên, vài ngày trước có một phụ nữ cùng nhóm người lạ mặt đến nghĩa trang khu dân cư gần đó khóc lóc và nói rằng đang đi tìm mộ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.

'Cụ Trạng Trình mặc… áo giáp'

Sau vài ngày tìm kiếm, họ kéo  khoảng 20 người đến khu vực nghĩa trang dưới chân núi để đào bới tìm di hài Trạng Trình, bất chấp sự ngăn cản của người quản trang và chính quyền địa phương.

Người phụ nữ này miêu tả rất chi tiết tư thế của Trạng Trình khi khai quật lên như: “Cụ mặc một bộ áo giáp và trên đó có khắc tên Nguyễn Bỉnh Khiêm bằng chữ Hán”. Bà ta nói rằng, hơn hai tháng nay, ngày nào Trạng Trình cũng về báo mộng và nhập vào bà để chỉ nơi đặt di hài của cụ. Tự nhận là con cháu Trạng Trình, bà này giải thích: “Cụ mặc áo giáp vì trong thời gian đó tham gia một trận chiến lớn tại sông Bạch Đằng, rồi bị lâm bệnh nên đã táng tại vùng đất này”.
Ngày 14/1, nhóm nguời này đem dụng cụ đến khai quật mà không thông qua chính quyền địa phương. Trong quá trình đào, họ tìm thấy một hòn đá lẫn trong lớp đất và cho rằng, đây là hòn đá để yểm, tượng trưng cho phần đầu của hài cốt bên trong. Người phụ nữ còn yêu cầu những người hiếu kỳ đến xem khi tìm được di hài phải xây tại đây một ngôi đền để thờ, còn di hài đưa về khu di tích tưởng niệm cụ Nguyễn Bịnh Khiêm tại huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng.

Đôi mắt nhắm nghiền như người đang lên đồng, người đàn bà này thao thao lời lẽ sặc mùi mê tín và nguyền rủa những người ngăn cản bà cùng nhóm người đi tìm mộ. Có lúc cao hứng, bà ta còn dùng “phép”, trổ tài chữa bệnh cho một vài người đến xem.

Khi thấy phóng viên xuất hiện chụp ảnh, bà ta bỗng trở nên tỉnh táo lạ thường và lẩn thật nhanh vào đám đông. Khi phóng viên tiếp cận hỏi về thân thế và những câu chuyện liên quan tới cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm, người đàn bà chỉ ú ớ nhớ được năm sinh, năm mất và quê quán, chứ hoàn toàn không biết gì về thân thế, sự nghiệp của cụ.

Một trò bịp

Phóng viên Đất Việt trao đổi với các nhà sử học của Hải Phòng và được biết, trong sử sách từ trước tới nay chưa đề cập và ghi chép chuyện cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm tham gia chiến trận. Cụ là một nhà nho yêu nước, một nhà triết học lỗi lạc với sự tinh thông và am tường triết lý của đạo Nho.

Chứng kiến quá trình khai quật, rất nhiều người nghi ngờ về tính xác thực của câu chuyện trên. Ông Vũ Văn Khanh, từng làm nghề đào đá 10 năm tại khu vực này, cho biết những phiến đá được đào lên tại đây là đá vỉa nguyên thủy chứ không phải là đá rời được lấp trong quá trình chôn cất. Theo quan niệm và phong tục của người Việt Nam, những người làm lễ an tang không bao giờ dùng đá để lấp huyệt chôn cất người chết.

Thời gian tìm mộ kéo dài khiến số người hiếu kỳ kéo đến nhiều hơn. Sau đó vài ngày, nhóm người này mới từ bỏ ý định tìm mộ sau khi để lại một hố sâu gần 3 mét và đống đất đá lởm chởm.

Qua tìm hiểu, người phụ nữ dẫn đầu nhóm người “tìm mộ” này tên là Vũ Thị Muộn, 42 tuổi, quê tại huyện Vĩnh Bảo,  hiện thường trú tại quận Dương Kinh, Hải Phòng. Trước câu chuyện nhảm nhí, dị đoan, ảnh hưởng đến an ninh trật tự, chính quyền địa lại không có biện pháp cứng rắn để can thiệp, xử lý kịp thời. 
Đất Việt
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật