Người thân ngóng chờ 6 thuyền viên mất tích ở biển Nhật Bản

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Lo lắng, bất an là tâm trạng chung của người nhà 6 thuyền viên mất tích tại eo biển Tsuruga, Hokkaido (Nhật Bản). Hiện phía Nhật Bản đã dừng tìm kiếm những người mất tích này.
Người thân ngóng chờ 6 thuyền viên mất tích ở biển Nhật Bản
Bà Nguyễn Thị Hạp, mẹ thuyền viên Thiều Sinh Song rưng rưng nước mắt khi cầm tấm ảnh thẻ của con trai. Ảnh: Đức Hùng.

Danh tính các thuyền viên nhảy xuống biển từ con tàu Đài Loan được cơ quan chức năng xác định là Nguyễn Tiến Tĩnh, Phạm Lương Khánh, Trần Đình Diệm, Thiều Sinh Song, Nguyễn Văn Tứ (quê huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) và Nguyễn Văn Quốc (quê Quảng Trạch, Quảng Bình), có độ tuổi 18-23. Họ được Công ty cổ phần Xuất khẩu lao động Thương mại và Du lịch (TTLC) đưa đi xuất cảnh vào ngày 25/1 và 5/8.

Theo hợp đồng với tàu Liên Toàn Thịnh của chủ Đài Loan, những thuyền viên này nhập tàu tại cảng Cao Hùng và hoạt động tại vùng biển Bắc Hải. Gần 21h ngày 11/10, khi tàu tránh bão Vongfong, 6 trong 7 thuyền viên Việt Nam đã nhảy khỏi tàu. Phát hiện sự việc, thuyền trưởng đã tri hô và báo cảnh sát biển Nhật Bản. 72 giờ dùng trực thăng quần thảo trên biển nhưng không thấy tung tích, Nhật Bản đã dừng tìm kiếm vào tối 14/10.

Về phía gia đình và chính quyền địa phương, tối 16/10, ông Nguyễn Lý Luận, Trưởng công an xã Kỳ Khang (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) cho biết, đã nhận được bản fax của Công ty TTLC thông báo về việc 6 thuyền viên mất tích. “Phía công ty đã ghi rõ sẽ xử phạt gia đình thuyền viên mỗi người 3.000 USD. Chính quyền và người nhà đều chưa nhận được bất cứ liên lạc gì từ thuyền viên từ khi họ mất tích”, ông Luận nói.

Trong ngôi nhà ở thôn Quảng Ích (xã Kỳ Khang, Kỳ Anh) ông Thiều Đức Lĩnh, bố thuyền viên Thiều Sinh Song kể, tối 14/10, nhận được tin báo con mất tích từ "cò" môi giới việc làm, gia đình như ngồi trên đống lửa. Ông Lĩnh có 3 con trai, Song là con út. “Cháu nó học hết lớp 9 rồi nghỉ, sau đó vào Đà Lạt làm thuê. Khoảng 3 tháng trước, cháu xin tôi là đi nước ngoài làm ăn. Không nỡ từ chối ước nguyện của con, tôi đã vay 17,5 triệu đồng, rồi gặp cò môi giới làm thủ tục”, ông Lĩnh cho hay.

Vẻ mặt hốc hác, hai bàn tay luôn cầm tấm ảnh thẻ của con trai, bà Nguyễn Thị Hạp, mẹ Song rơm rớm nước mắt. Ruột gan rối bời, bà ăn không ngon, ngủ không yên, nghĩ dại lỡ con xảy ra mệnh hệ gì thì bản thân không biết sống ra sao.

“Song tâm sự với tôi là ra nước ngoài làm ăn vài năm để kiếm tiền giúp bố mẹ trả nợ. Từ ngày đi tới giờ, thỉnh thoảng nó mới gọi về được vài lần, chưa gửi tiền về cho gia đình đợt nào”, bà Hạp kể.

Cách nhà bà Hạp khoảng 20 km là nhà thuyền viên Nguyễn Tiến Tình (23 tuổi, xóm Phù Hải, xã Kỳ Phú). Tình mồ côi bố mẹ khi vừa lọt lòng, các anh chị đã lập gia đình và làm ăn xa.

Anh Nguyễn Xuân Bình, một người họ hàng của Tình cho hay, vài năm trước Tình đi Maylaysia làm ăn, sau đó về và xuất cảnh sang Đài Loan cách đây 8 tháng.

“Hôm bữa mới nhận lương, nó gọi điện và bảo gửi về cho tôi 5 triệu đồng nhờ trả nợ giúp, vì hồi làm thủ tục xuất cảnh phải vay gần 20 triệu. Tình tâm sự ý định đi làm vài năm lấy tiền về xây nhà rồi cưới vợ. Giờ xảy ra cơ sự, tôi thật sự bất ngờ. Ở nhà Tình rất hiền, không bao giờ tranh chấp, thù hằn, gây gổ với ai. Hành động nhảy xuống biển để trốn quả thật là quá dại dột”, anh Bình nói.

Người nhà của thuyền viên Nguyễn Tiến Tình luôn thấp thỏm lo âu. Ảnh: Đức Hùng.

Bà Hà Thị Liêm (43 tuổi), mẹ của thuyền viên Trần Đình Diệm (thôn Bắc Hải, xã Kỳ Hải) cũng như đang ngồi trên đống lửa. Hỏi chuyện về con trai, bà buồn rầu: “Cháu Diệm vừa ký hợp đồng với Công ty TTLC hồi tháng 8, chi phí đi xuất khẩu hết 16 triệu đồng. Nghe bảo sang Đài Loan làm lau dọn vệ sinh trên tàu cá, lương thỏa thuận 400 USD/tháng, nhưng gia đình chưa nhận được đồng nào, do chủ lao động giữ 3 tháng lương đầu tiên”.

Đề cập nguyên nhân con trai bỏ trốn, bà Liêm cho biết, trước đó từng nghe thông tin có một số người trong xã đi làm việc ở vùng biển Nhật Bản, sau đó nhảy xuống biển rồi trốn ở lại làm việc với mức lương rất cao.

Phía Công ty TTLC cũng chưa xác định được nguyên nhân lao động bỏ trốn. Trong báo cáo gửi cơ quan quản lý, Công ty cho biết "đã liên lạc với thuyền viên Việt Nam còn lại trên tàu, được biết điều kiện làm việc, sinh hoạt trên tàu đảm bảo".

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, lao động đi làm việc trên tàu cá Đài Loan phải bơi lội giỏi, có tay nghề, có sức khỏe. Do phải làm việc dài ngày trên biển (6-8 tháng), lương khoảng 400-500 USD/tháng nên hiện tượng thuyền viên lợi dụng tàu cập bờ để bỏ trốn từng xảy ra. Thường họ chọn nhảy từ tàu xuống khi cách bờ 5-6 km. 6 thuyền viên trên nhảy khỏi tàu khi cách bờ 18 km, trong điều kiện sóng to, gió lớn.

Cũng theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, phía nhà chức trách Nhật Bản vẫn chưa thể làm rõ được tung tích của 6 thuyền viên người Việt trên. Một th‌i th‌ể được tìm thấy cách làng Kazamaura, tỉnh Aomori 5 km, có chứng minh thư nhân dân mang theo trên người không trùng với tên họ sáu thuyền viên nhảy tàu. Công tác xét nghiệm AND đang được tiến hành. Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Nhật Bản đã yêu cầu phía Việt Nam gửi vân tay 6 thuyền viên nhảy tàu sang để giúp phía Nhật Bản đối chứng, điều tra tung tích.

Trước đó theo Kyodo, một thành viên của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản nhìn thấy nhóm 6 người Việt Nam nhảy ra khỏi tàu của Đài Loan ở eo biển Tsuruga, phía nam đảo Hokkaido của Nhật Bản vào cuối tuần qua. Họ khô‌ּng mặ‌ּc áo phao trên mình.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật