‘Thần đồng’ 16 tháng tuổi đọc 4 thứ tiếng nhờ cách dạy của mẹ 8X

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Mới có 16 tháng tuổi, bé Nguyễn Ngọc Tuệ Nhi đã đọc sõi sàng 4 thứ tiếng, nhận biết trên 50 cờ các quốc gia, biết làm toán, thông thạo các số đếm trong phạm vi 100
‘Thần đồng’ 16 tháng tuổi đọc 4 thứ tiếng nhờ cách dạy của mẹ 8X
Bé Tuệ Nhi đang đọc những từ in sẵn trên giấy.

Choáng với khả năng siêu phàm

Hiện bé Tuệ Nhi đang sống cùng ba mẹ trong 1 ngôi nhà nhỏ xinh xắn và chúng tôi cũng không mất nhiều thời gian hỏi đường để gặp được vị “thần đồng” này.

Chúng tôi thực sự ấn tượng trước khi bước vào phòng khách của gia đình anh Nguyễn Ngọc Toàn (SN 1984), chị Nguyễn Phương Thảo, hai anh chị cùng tuổi và là ba mẹ của bé Nguyễn Ngọc Tuệ Nhi (ở Trại Lẻ, Kênh Dương, Lê Chân, TP.Hải Phong). Trên chiếc bàn nhỏ cạnh tường có rất nhiều cuốn sách thiếu nhi, từ điển con vật, truyện cổ tích. Còn trên chiếc tủ , chị Thảo đựng những “vật dựng” phục vụ cho việc dạy bé Nhi như: hộp đựng hạt bưởi, hộp đựng hạt mít, viên sỏi, hộp chữ số và cả những thẻ chữ tiếng Anh, Trung, Nhật… Bé Nhi có khuôn mặt bầu bĩnh, trắng trẻo, xinh xắn và “nom” không có vẻ gì “già” như những gì người ta đồn về “trình độ” của em. Thấy tôi cầm cuốn truyện cổ tích trên tay, Nhi mon men đến gần tỏ ý muốn đọc. Em quay sang mẹ làm nũng yêu mẹ và mọi người vỗ tay khích lệ.

Bé Nhi đọc vanh vách những chữ trong cuốn truyện cổ tích Việt Nam mẹ em mới mua về ban chiều. Ngay cả những từ khó đánh vần như: Ngỡ ngàng, mùa màng, khuya khoắt… Nhi cũng đọc được.

Mới 16 tháng tuổi, nhưng bé Nhi đã hoàn toàn chinh phục được chúng tôi khi chứng kiến cháu đọc tiếng Anh màu xanh dương in các chữ :up, close, english, green… bé đọc rất nhanh, tuy giọng hơi nhỏ nhưng phát âm tròn và rất chuẩn. Vừa đọc xong tiếng Anh, chi Thảo đưa cho con những thẻ chữ tiếng Trung và tiếng Nhật chị đã từng dạy bé. Sau những lời nựng yêu của mẹ và sự tán thưởng của mọi người. Nhi đọc rất to các số đếm bằng tiếng Trung, Nhật một cách thích thú. 3 thứ tiếng ngoại ngữ này, Nhi đang học theo cách dạy của mẹ nhưng bé Nhi không hề thụ động đọc theo các thẻ chữ mà mẹ đã xếp sẵn. Đọc xong các số đếm bằng tiếng Nhật, Nhi với tay tìm các từ tiếng Anh em yêu thích đọc đi đọc lại và biểu cảm bằng hành động thực tế rất giỏi. Chẳng hạn, khi em đọc đến từ “nose” bé nhăn mũi hay từ “eyebrow” em nhớn lông mày.

Không chỉ có khả năng tư duy ngôn ngữ phát triển rất sớm, bé Nhi còn nhận biết được quốc kỳ của trên 50 quốc gia khác. Với Nhi, các số đếm trong phạm vi 100 em đọc làu làu.

“Thần đồng” do cách giáo dục

Chi Thảo tiết lộ với chúng tôi: “Ngày nào cháu cũng cùng mẹ đi dạo hai tiếng ở công viên, bờ hồ hoặc đi hiệu sách cô ạ”. Chi Thảo rất niềm nở kể về những ngày tháng không thể quên khi chị kiên trì giáo dục con theo cách của chị đã say mê tìm hiểu, nghiên cứu.

Chị Thảo cho hay: “Chị bắt đầu dạy cháu từ ba tháng tuổi. Tuệ Nhi biết nhận dạng các thẻ chữ, số từ tháng thứ 7. Nói rồi, chị Thảo mở cho tôi xem những clip hình ảnh chị ghi lại. Lúc ấy, Nhi ngồi chưa vững, em được mẹ cho vào xe tập đi và đưa các phên chữ viết sẵn trên ¼ giẩy khổ A4 ra trước mặt. Mẹ hỏi chữ nào em giơ tay với đúng chữ đó. Mọi người trong gia đìh chồng chị Thảo chưa tin vào cách giáo dục con của chị, cho rằng việc nhận thức của Nhi còn phần ngẫu nhiên đúng. Nhưng bằng linh cảm của người mẹ, chị Thảo tin cháu đã biết và hiểu hết những lời chị nói. Đến tháng thứ 9, chị để những con chữ, số ở cách em 3 – 4m, yêu cầu bé nhặt cho mẹ chữ nào em tìm bằng được và nhặt đúng chữ đó. Tháng thứ 11, chị Thảo ngạc nhiên khi thấy con biết đọc sõi những từ mẹ dạy mặc dù phát âm còn hạn chế do chưa nói sõi. Tháng 13, chị Thảo hoàn toàn thuyết phục được gia đình bên chồng bởi khả năng “thiên tài” của con gái. Bé không chỉ đọc những chữ mẹ dạy từ trước mà với tiếng Việt, hễ nhìn thấy chữ nào em đọc ngay được chữ đó. Một điều khác biệt là bé không đánh vần như cách anh chị lớp 1 đang học mà Tuệ Nhi đọc trơn từng chữ, bất kể từ đó khó hay dễ.

Bé Tuệ Nhi thông minh và phát triển hơn những đứa trẻ khác nhờ được giáo dục theo phương pháp "thai giáo".

Chi Thảo bật mí, cháu đọc được tiếng Việt thành thạo như vậy nhưng hiện chị chưa dạy cháu bảng chữ cái, nên bây giờ chỉ từng chữ cái Nhi không đọc được. Lý do chị không dạy con bảng chữ cái vì cho rằng chương trình giáo dục còn cải cách, đến lúc Nhi đi học có lẽ cách đánh vần, phát âm các chữ cái khác đi nên chị không dám dạy con.

Không chỉ dạy con học chữ, số và những kiến thức trong sách vở, chị Thảo rất chú trọng đến cách giáo dục đa giác quan. Chị cho bé tiếp xúc với những trò chơi dân gian, những con vật nuôi, con thú một cách tự nhiên. Hai vợ chồng chị cùng ở Vĩnh Bảo, nên mỗi lần về quê chị lại cho con đi ngắm cánh đồng, chỉ cho con bờ đê, con sông thậm chí cho bé cưỡi bê, bò. Bé Nhi còn được mẹ thường xuyên cho đi chợ Hàng vào những ngày chủ nhật rảnh rỗi. Đi nhiều,học được nhiều và Nhi chưa bao giờ chán hay đòi về giữa chừng. Em rất thích thú. Sau mỗi ngày dã ngoại, Nhi lại có những cảm nhận rất thú vị về thế giới quanh mình.

Tôi không quan tâm đến con đường mà quan tâm đến cái đích đạt tới. Các nước phát triển trên thế giới đều có những thiên tài và mỗi nơi có một cách giáo dục con khác nhau. Với tôi, việc tìm hiểu tài liệu khoa học để dạy con là rất quan trọng nhưng tôi cảm nhận được sự tiếp thu của con mà vận dụng một cách linh hoạt”, chị Thảo chia sẻ.

Quá trình tìm tòi phương pháp dạy con, chị Thảo đã đọc được cuốn sách có tên “Em phải đến Harvard học kinh tế” của tác giả Lưu Vệ Hoa và Trương Hán Vũ. Qua nghiên cứu, chị học được rất nhiều kinh nghiệm giáo dục con của bà Vệ Hoa. Bên cạnh đó chị Thảo còn tìm hiểu thêm một số phương pháp giáo dục con của các nước phát triển như Mĩ, Thụy Điển… chắt lọc, tổng hợp từ nhiều kênh thông tin nên chị đã định hướng về cách giáo dục con ngay từ khi mang bầu bé Nhi bằng phương pháp thai giáo. Do chồng công tác xa nhà nên thời gian mang bầu phần lớn là một mình chị tương tác với bé. Hàng ngày, chị cho bé nghe nhạc cổ truyền, nghe kể chuyện… Có khi chi vỗ nhẹ tay vào bụng theo bản nhạc, đưa vào sự tương tác lại của con mà chị Thảo có cách truyền đạt tiếp theo.

Cách giáo dục con của chị Thảo làm nhiều người “choáng”, bởi với người lớn việc học 4 thứ tiếng và các kiến thức tổng hợp từ nhiều kênh khác nhau như vậy thì thật không thể “dung nạp”. Nhưng chị Thảo có quan điểm khác: “Tôi không ép con học, mà cháu vừa học vừa chơi. Một ngày cháu chỉ học 15 phút. Còn lại cháu chơi cùng bà, cùng mẹ. Bà hay dạy cháu các trò chơi dân gian, đánh chắt, đánh chuyền… tôi kết hợp cho cháu đi dạo cũng là để cháu được chơi từ đó cháu học được rất nhiều mà không bị gò ép".

Chị Thảo tự tin khẳng định: về khiếu bẩm sinh cháu thừa hưởng những gen di truyền của bố, mẹ nhưng cách giáo dục con là vấn đề tiên quyết và quan trọng để phân biệt đứa trẻ này với đứa trẻ khác.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật