Con ma trắng bên cây xoài

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Khu vườn có hai gốc xoài gần bên mả của Bà Hai ca sĩ đến nay đã thành ra cổ thụ rồi, chẳng ai biết nó có bao nhiêu tuổi nữa.
Con ma trắng bên cây xoài
Ảnh minh họa
Thế mà, bà con ở xung quanh đây hằng ngày vẫn xì xầm không ngớt rằng tại đây mỗi đêm thanh vắng, vào khoảng 1-2 giờ khuya bao giờ cũng xuất hiện một con ma mặc toàn đồ trắng, tóc dài bỏ xoã xuống ngang lưng, và trong miệng cái bóng ấy dường như phát ra một âm thanh gì nghe như giọng ca vọng cổ!
Chuyện không ai rõ hư thực thế nào, có điều nó làm cho không ít những ai “cột thỏ” sau lưng phải lên ruột! Nhất là các chị ban đêm “đi ngoài” thảy đều phải có chồng theo bảo vệ! Kế đến là các cậu 19-20, dù mới chạng vạng, mà có việc cần phải đi ngang qua hai cây xoài, chúng cũng đều nhấn ga, chạy hết tốc độ; nhưng khi thoát khỏi nơi “nguy hiểm” ấy rồi, gặp ai chúng cũng cười như mếu: “Mình chạy nhanh bao nhiêu thì tiếng thình… thịch… đằng sau lưng mình cũng dồn dập đuổi theo bén gót bấy nhiêu! Các bác, các chú nghĩ xem, cháu đâu có dám quay đầu ngó lại, mà cứ cảm thấy như có gáo nước đá chạy dài theo sống lưng vậy…
Nghe tụi nhỏ đứa nào cũng vừa nói, vừa run như thế, bao giờ các ông già cũng cười ngất:
Này, các cháu đừng có “cheo” quá vậy. Chuyện con ma mặc đồ trắng ở trên ngọn xoài, ngày nay chỉ còn là một truyền thuyết. Các cháu có muốn rõ nguồn cội của nó không?
Hồi đó tính đến nay đã trên bốn chục năm rồi – một ông lão nói – Ở xẻo vườn này bà con nghèo xơ xác, vì hết giặc cướp phá, lại thêm bom đạn cày xới; do đó, có người bán đất để sang vùng khác mần ăn… Thế rồi một hôm bỗng có một cặp vợ chồng trẻ, từ đâu đến mua. Họ thật xứng đào, xứng kép. Nhưng tiếc một chút, nếu anh chồng không có cái mặt rỗ hoa mè, và chị vợ không có một mái tóc đen huyền nhưng buộc túm ngắn ngủn, như đuôi ngựa! Bởi thời ấy nông dân, họ không thích cái kiểu cách quá mới này. Nhưng có điều bà con xẻo vườn quá đỗi ngạc nhiên: ngoài soong chảo, nồi niêu, va li lỉnh kỉnh ra, anh chồng còn mang trên vai một cây đờn kìm bóng dợn. Thấy thế, có vài tay thanh niên rất thích thú: – Chà! Chàng mặt rỗ này, chắc cũng là một anh cải lương tài tử có hạng đây. Chỉ nội cái mâm đờn láng như thoa mỡ thì biết!
Quả như lời phỏng đoán của bà con ở xẻo vườn. Sau khi định cư xong, hằng ngày chồng ra vườn tu bồi lại mương bờ gì đó; còn vợ ở nhà dọn dẹp bát đũa, giặt giũ, vá víu quần áo cho chồng, cho bản thân, không ngơi tay… Nhưng sau những bữa cơm tối rãnh rỗi, lại gặp lúc đêm hè nóng nực, bao giờ anh chị cũng theo thói quen mặc pyjama trắng, xách đờn, võng đem ra buộc vào hai gốc xoài rồi cùng nằm chung lên đó, để chồng đờn, vợ hát; họ đờn và ca toàn các bản trữ tình, như: vọng cổ, Nam ai, Nam xuân, chứ các bản Bắc như Tây Thi, hay cổ Bản… không khi nào họ sử dụng đến.
Các ngón đàn kìm của chàng nghệ sĩ nông dân này nó tươi làm sao! Chỉ nội mấy câu rao, hay còn gọi là dạo nhạc gì đó trước khi vô vọng cổ nó mùi tận mạng, không thua kém chi các tay nhạc sĩ cổ nhạc trong các dĩa Asia thuở nào: mượt mà, rên rỉ, đau thương… nghe tợ chinh phụ nhớ chồng, chinh phu nhớ vợ, khiến bà con xung quanh lắng nghe đều ngậm ngùi xúc cảm! Trái lại, cô ca sĩ vợ chàng cũng không kém, giọng ca lên cao xuống thấp cứ quấn quyện vào nốt nhạc chả sai một nhịp; nhất là xuống cái “liều” câu một, nó êm như dòng nước đầu nguồn xuôi ra bể!
Cặp nghệ sĩ này rất hạnh phúc và tâm đắc với nhau. Đôi lúc họ ngồi lại bàn chuyện đàn ca bao giờ cô ca sĩ tóc ngắn cũng thỏ thẻ cùng chồng:
- Anh đờn bản nào em cũng biết tỏng tâm sự của anh lúc ấy muốn gì, buồn hay vui…
- Thế là em, vừa là vợ, vừa là bạn tri âm rồi. Nếu mai kia mốt nọ em có… anh sẽ đập đờn giải nghệ luôn!
- Đừng nói gỡ, anh. Cô ca sĩ vẻ mặt phản phất buồn, nói.
- Không, anh nói có, anh nhạc sĩ đính chánh – là em có nặng tai, hay lảng tai vậy mà. Vì anh nghĩ ngoài em ra thì còn ai hiểu được tiếng đờn của anh?
Thời gian lặng lẽ qua, cũng như đôi vợ chồng trẻ này lặng lẽ sống. Tuy họ gây được tình cảm của láng giềng khá lâu song vẫn giấu kín tên tuổi; do đó bà con tạm gọi người chồng là: Hai đờn kìm; còn vợ là: Hai ca sĩ, cho dễ dàng khi giao tiếp…
Người đời hay bảo “cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng”. Thật thế, vào một đêm không trăng sao, trời tối như mực, khoảng trên dưới 10 giờ, thấy buồn, cặp nghệ sĩ áo trắng định mang đờn ra võng để tiêu khiển; ai ngờ, vợ trước, chồng sau vừa ra khỏi mươi bước, bỗng… đoàng… đoàng… hai viên đạn từ đâu bay đến làm ngã gục người vợ! Biết vợ đã chết, Hai đờn kìm ôm đờn thừa lúc tối tăm biến mất dạng.
Từ tai hoạ này, dân xẻo vườn bàn tán: Đáng lẽ Hai đờn kìm lãnh đủ hai viênhu vườn có hai gốc xoài gần bên mả của Bà Hai ca sĩ đến nay đã thành ra cổ thụ rồi, chẳng ai biết nó có bao nhiêu tuổi nữa. Thế mà, bà con ở xung quanh đây hằng ngày vẫn xì xầm không ngớt rằng tại đây mỗi đêm thanh vắng, vào khoảng 1-2 giờ khuya bao giờ cũng xuất hiện một con ma mặc toàn đồ trắng, tóc dài bỏ xoã xuống ngang lưng, và trong miệng cái bóng ấy dường như phát ra một âm thanh gì nghe như giọng ca vọng cổ!
Chuyện không ai rõ hư thực thế nào, có điều nó làm cho không ít những ai “cột thỏ” sau lưng phải lên ruột! Nhất là các chị ban đêm “đi ngoài” thảy đều phải có chồng theo bảo vệ! Kế đến là các cậu 19-20, dù mới chạng vạng, mà có việc cần phải đi ngang qua hai cây xoài, chúng cũng đều nhấn ga, chạy hết tốc độ; nhưng khi thoát khỏi nơi “nguy hiểm” ấy rồi, gặp ai chúng cũng cười như mếu: “Mình chạy nhanh bao nhiêu thì tiếng thình… thịch… đằng sau lưng mình cũng dồn dập đuổi theo bén gót bấy nhiêu! Các bác, các chú nghĩ xem, cháu đâu có dám quay đầu ngó lại, mà cứ cảm thấy như có gáo nước đá chạy dài theo sống lưng vậy…
Nghe tụi nhỏ đứa nào cũng vừa nói, vừa run như thế, bao giờ các ông già cũng cười ngất:
Này, các cháu đừng có “cheo” quá vậy. Chuyện con ma mặc đồ trắng ở trên ngọn xoài, ngày nay chỉ còn là một truyền thuyết. Các cháu có muốn rõ nguồn cội của nó không?
Hồi đó tính đến nay đã trên bốn chục năm rồi – một ông lão nói – Ở xẻo vườn này bà con nghèo xơ xác, vì hết giặc cướp phá, lại thêm bom đạn cày xới; do đó, có người bán đất để sang vùng khác mần ăn… Thế rồi một hôm bỗng có một cặp vợ chồng trẻ, từ đâu đến mua. Họ thật xứng đào, xứng kép. Nhưng tiếc một chút, nếu anh chồng không có cái mặt rỗ hoa mè, và chị vợ không có một mái tóc đen huyền nhưng buộc túm ngắn ngủn, như đuôi ngựa! Bởi thời ấy nông dân, họ không thích cái kiểu cách quá mới này. Nhưng có điều bà con xẻo vườn quá đỗi ngạc nhiên: ngoài soong chảo, nồi niêu, va li lỉnh kỉnh ra, anh chồng còn mang trên vai một cây đờn kìm bóng dợn. Thấy thế, có vài tay thanh niên rất thích thú: – Chà! Chàng mặt rỗ này, chắc cũng là một anh cải lương tài tử có hạng đây. Chỉ nội cái mâm đờn láng như thoa mỡ thì biết!
Quả như lời phỏng đoán của bà con ở xẻo vườn. Sau khi định cư xong, hằng ngày chồng ra vườn tu bồi lại mương bờ gì đó; còn vợ ở nhà dọn dẹp bát đũa, giặt giũ, vá víu quần áo cho chồng, cho bản thân, không ngơi tay… Nhưng sau những bữa cơm tối rãnh rỗi, lại gặp lúc đêm hè nóng nực, bao giờ anh chị cũng theo thói quen mặc pyjama trắng, xách đờn, võng đem ra buộc vào hai gốc xoài rồi cùng nằm chung lên đó, để chồng đờn, vợ hát; họ đờn và ca toàn các bản trữ tình, như: vọng cổ, Nam ai, Nam xuân, chứ các bản Bắc như Tây Thi, hay cổ Bản… không khi nào họ sử dụng đến.
Các ngón đàn kìm của chàng nghệ sĩ nông dân này nó tươi làm sao! Chỉ nội mấy câu rao, hay còn gọi là dạo nhạc gì đó trước khi vô vọng cổ nó mùi tận mạng, không thua kém chi các tay nhạc sĩ cổ nhạc trong các dĩa Asia thuở nào: mượt mà, rên rỉ, đau thương… nghe tợ chinh phụ nhớ chồng, chinh phu nhớ vợ, khiến bà con xung quanh lắng nghe đều ngậm ngùi xúc cảm! Trái lại, cô ca sĩ vợ chàng cũng không kém, giọng ca lên cao xuống thấp cứ quấn quyện vào nốt nhạc chả sai một nhịp; nhất là xuống cái “liều” câu một, nó êm như dòng nước đầu nguồn xuôi ra bể!
Cặp nghệ sĩ này rất hạnh phúc và tâm đắc với nhau. Đôi lúc họ ngồi lại bàn chuyện đàn ca bao giờ cô ca sĩ tóc ngắn cũng thỏ thẻ cùng chồng:
Anh đờn bản nào em cũng biết tỏng tâm sự của anh lúc ấy muốn gì, buồn hay vui…
- Thế là em, vừa là vợ, vừa là bạn tri âm rồi. Nếu mai kia mốt nọ em có… anh sẽ đập đờn giải nghệ luôn!
- Đừng nói gỡ, anh. Cô ca sĩ vẻ mặt phản phất buồn, nói.
- Không, anh nói có, anh nhạc sĩ đính chánh – là em có nặng tai, hay lảng tai vậy mà. Vì anh nghĩ ngoài em ra thì còn ai hiểu được tiếng đờn của anh?
Thời gian lặng lẽ qua, cũng như đôi vợ chồng trẻ này lặng lẽ sống. Tuy họ gây được tình cảm của láng giềng khá lâu song vẫn giấu kín tên tuổi; do đó bà con tạm gọi người chồng là: Hai đờn kìm; còn vợ là: Hai ca sĩ, cho dễ dàng khi giao tiếp…
Người đời hay bảo “cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng”. Thật thế, vào một đêm không trăng sao, trời tối như mực, khoảng trên dưới 10 giờ, thấy buồn, cặp nghệ sĩ áo trắng định mang đờn ra võng để tiêu khiển; ai ngờ, vợ trước, chồng sau vừa ra khỏi mươi bước, bỗng… đoàng… đoàng… hai viên đạn từ đâu bay đến làm ngã gục người vợ! Biết vợ đã chết, Hai đờn kìm ôm đờn thừa lúc tối tăm biến mất dạng.
Từ tai hoạ này, dân xẻo vườn bàn tán: Đáng lẽ Hai đờn kìm lãnh đủ hai viênđạn ấy. Nhưng vì vợ đi trước, chúng bắn nhầm…
Ông Tám Trầu đi xa vừa về đến nhà, bà Tám vội vã báo hung tin… Ông Tám gật đầu, nói mình đã biết. Thế là bà Tám giết một con gà giò nấu cháo để ông nhậu giải lao.
Rượu vào lời ra, ông Tám hỏi nhỏ:
- Bà có biết gốc gác của vợ chồng Hai đờn Kìm ở đâu hông?
- Bộ ông biết rồi hả?
- Biết rồi, biết rất rõ! Con Hai ca sĩ là con của tay điền chủ kiêm cai tổng hiện thời đó! Nó ở cách ta chừng ba xã thôi.
- Tợp thêm một ngụm rượu nữa, ông tiếp:
- Cha mẹ nó định cho nó học để sau này mần cô giáo hoặc y tá cũng đựơc, cho nở mặt nở mày với thiên hạ. Không ngờ nó mê tiếng đờn kìm của thằng tá điền, tức là thằng Hai đờn kìm đó, để mần ca sĩ.
- Trời đất! Bà Tám ngạc nhiên
- Rồi mần sao hai đứa xáp được với nhau?
- Có gì khó đâu – Ông tám lại tợp thêm ngụm rượu: – Mới đầu con nhỏ xin thôi học. Lão cai tổng hỏi tại sao? Nó bảo, người ta nghèo, muốn học cao để kiếm lương mà sống; còn con, ba mẹ giàu thấy mồ, tội gì phải học mà kiếm cơm!
- Nó nói phải đó chứ. Đời nay người ta vác giạ vay lúa, chớ ai vác giạ vay chữ!
- Bà cắt nghĩa tầm phào quá, chữ ai học nấy biết có dư đâu mà vay. Tui không thèm cãi với bà nữa. Bà biết hông? Nghe con cứng đầu, lại lý sự với mình, cai tổng tức giận bèn túm đầu tóc của cô con gái, lấy kéo xắp ngọt, rồi đuổi đi. Vì vậy, tóc của con nhỏ nó cụt ngủn như là bà đã thấy đó.
- Tội nghiệp! Cha gì mà khốn nạn đến thế! – Nhưng rồi mần sao tụi nó có tiền mà đến đây mua đất?
- Có vậy bà cũng không hiểu. Con nhỏ sợ quá phải đi; mà trước khi đi tất nhiên, bà cai tổng phải móc tiền túi mình, bỏ vào túi con, vậy thôi.
- À há! Nhưng tụi con Hai ca sĩ bị bắn đó, chắc do cha nó cho lính tới đây gây ra.
- Thì còn ai nữa!
Ba tháng sau ngày Hai ca sĩ bị bắn, vào giữa một đêm giông bão, bỗng có người “đi ngoài” bất chợt thấy một bóng trắng đang chuyền qua lại trên ngọn cây xoài kế bên mã người ca sĩ chân quê xấu số, một lúc khá lâu rồi biến mất…
Sáng ra dân xẻo vườn tụ họp bàn tán, ai nấy đồng quả quyết: Đây là hồn thiêng của Hai ca sĩ chết uất ức, nên chưa siêu thoát được. Họ bèn chè xôi đem ra mả để van vái, mong người xấu số đầu thai kiếp khác cho an bình hạnh phúc hơn…
Nhưng lạ thay, trên đầu mả phía trái thì, đầy đủ một mâm giấy tiền vàng mã bánh ngọt, nhang đèn, và có cả ba trái xoài chín vàng hực; còn bên phải, là một chiếc đờn kìm gãy cần. Và bên trên có kèm theo miếng giấy với vài dòng chữ nguệch ngoạc:
“Em Thuỷ của anh,
Ba tháng qua vì bận đi tìm kẻ lấy máu em mà đòi lại, nên gạt nước mắt bỏ em côi cút một mình. Nay công việc đã xong, anh về thăm và vĩnh biệt em!
“Người chồng hết dạ yêu em, Sơn”
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật