Doanh nghiệp “sốc” trước đề xuất tăng thuế bia

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Sản xuất và tiêu thụ bia trong nước có thể giảm mạnh khi chính sách thuế mới được áp dụng đối với ngành bia dự kiến sẽ có hiệu lực vào năm 2015 tới.
Doanh nghiệp “sốc” trước đề xuất tăng thuế bia
Ảnh minh họa

Theo phương án mà Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi đưa ra, mức thuế suất với bia tăng 50% lên 55% từ 1/7/2015, lên 60% từ năm 2017 và 65% từ năm 2018. Rượu từ 20 độ trở lên tăng từ mức thuế suất 50% lên 65%; rượu dưới 20 độ áp dụng thuế suất 35% (tăng 10%).

Tại Hội nghị Công bố kết quả nghiên cứu về vị trí, vai trò của ngành bia trong phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam, do viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp - IPSI (Bộ Công thương) tổ chức ngày 30/9/2014 tại Hà Nội, đại diện các doanh nghiệp bia, nhà đầu tư và IPSI đều khẳng định, các doanh nghiệp sản xuất bia sẽ gặp tác động bất lợi, gây ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất, doanh thu lẫn lợi nhuận từ chính sách thuế nêu trên.

TS. Dương Đình Giám, viện trưởng IPSI cho rằng, ngành bia chịu tác động lớn của nhiều loại văn bản, chính sách như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, đặc biệt là Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt.

Theo ông Giám, từ 1/1/2013, thuế suất bia tăng từ 45 lên  50% đã tác động mạnh đến sản lượng và tiêu thụ bia. So với quý I/2013, tiêu thụ lẫn sản lượng củ‌ּa qu‌ּý I/2014 đã giảm lần lượt là 8,2% và 7,5%, ngành sản xuất bia tuy chỉ tạo việc làm cho 3% lao động, nhưng tạo ra 7% giá trị gia tăng trong ngành công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm nhờ vào năng suất lao động cao hơn nhiều các ngành khác.

Tính đến thời điểm này, tổng nguồn thu từ các lĩnh vực liên quan đến bia cao gấp 2,5 lần số thu từ sản xuất bia. Ngành sản xuất bia đã tạo việc làm cho 70.000 lao động,  200.000 lao động gián tiếp trong nhà hàng, bán lẻ. Doanh thu thuần ngành bia chiếm gần 60% doanh thu thuần của ngành sản xuất đồ uống.

Báo cáo vị trí, vai trò của ngành bia trong phát triển kinh tế, xã hội Việt Nam do IPSI và Công ty Nghiên cứu chính sách Regioplan (RP) và Ernst & Young (EY) đã chỉ ra rằng, năm 2013, giá trị gia tăng mà ngành bia mang lại là 30.000 tỷ đồng, nộp ngân sách 21.000 tỷ đồng, chiếm gần 4,5% số thu ngân sách nhà nước lĩnh vực sản xuất kinh doanh.

So sánh quý I/2014 với quý I/2013, Báo cáo khẳng định, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt từ đầu năm 2013 lên 50% ảnh hưởng chung lên lao động và ngân sách nhà nước là tiêu cực.

Ngoài giảm sút về sản lượng và tiêu thụ thì việc người tiêu dùng tiêu thụ tại gia nhiều hơn đã làm cho kinh doanh bia qua ngành dịch vụ vốn sử dụng nhiều lao động bán lẻ bị giảm sút theo.

Trao đổi với Báo Đầu tư, ông Trần Thuận An, Trưởng phòng Thị trường Tổng công ty CP Bia-Rượu-Nước giải khát Hà Nội (Habeco) cho rằng, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với bia sẽ khiến cho Habeco khó hoàn thành các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận và nộp ngân sách nhà nước.

Khi thuế tăng, tác động mạnh đến chi phí đầu vào, khi đó, doanh nghiệp buộc phải điều chỉnh giá bán sản phẩm. Giá tăng, người tiêu dùng sẽ giảm tiêu thụ bia, nên sức ép tăng trưởng với doanh nghiệp là không hề nhỏ.

Đại diện các doanh nghiệp bia cho rằng, về cơ bản, doanh nghiệp đều hiểu, tăng thuế sẽ giúp Chính phủ tăng thu ngân sách và giảm thiểu việc lạ‌m dụn‌g bia, rượu. Tuy nhiên, bất cứ sự thay đổi nào liên quan đến môi trường đầu tư và hoạt động của doanh nghiệp đều  cần phải cân nhắc kỹ.

Ông Stephane Gripon, Tổng giám đốc Công ty TNHH Diageo Việt Nam, chủ sở hữu các nhãn hàng nổi tiếng như Johnie Walker, Ciroc, Smirnoff… nhận xét, việc tăng thuế nên có lộ trình theo từng giai đoạn. “Nếu Chính phủ đã quyết phải tăng thuế, thì lộ trình tăng phải hợp lý, chẳng hạn theo từng giai đoạn trong vòng 3 - 4 năm”, ông Stephane Gripon nhấn mạnh.

Cùng với các hiệp định thương mại tự do và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà Việt Nam đang tham gia đàm phán, cộng với đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt, các doanh nghiệp đều khẳng định, ngành bia trong nước sẽ bị suy giảm mạnh về sản xuất lẫn tiêu dùng.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật