Trung Quốc đố kị Mỹ trong vụ IS

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Sự phân vân của Trung Quốc trước lời mời tham gia liên minh chống IS đã thể hiện sự đố kị đối với Mỹ.
Trung Quốc đố kị Mỹ trong vụ IS
Bà Susan Rice gặp Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại Bắc Kinh

Lời mời của Mỹ

Một liên minh quốc tế do Mỹ đứng đầu nhằm chống tổ chức khủng bố "Nhà nước Hồi giáo" (IS) đã bắt đầu thành hình với khoảng 40 nước phương Tây và Trung Đông. Hiện, Mỹ vẫn tiếp tục kêu gọi các quốc gia khác tham gia liên minh này.

Trong chuyến thăm Trung Quốc vừa qua, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Susan Rice đã kêu gọi Bắc Kinh hỗ trợ Tổng thống Mỹ Barack Obama xây dựng liên minh đa quốc gia chống lại IS. Báo chí Mỹ những ngày qua cũng cho rằng Trung Quốc có lợi ích lớn về dầu mỏ ở Iraq, hơn nữa, các tổ chức cực đoan cũng đe dọa tới an ninh của Trung Quốc, do vậy, Trung Quốc cần phải xuất binh chống IS.

Ngoài ra, giới chuyên gia Mỹ hiện có nhiều nhận định cho rằng trong 30 năm qua, Trung Quốc đã “đi nhờ xe” của Mỹ. Nhờ được quân đội Mỹ “bảo hộ”, kinh tế Trung Quốc mới có thể phát triển nhanh chóng như vậy. Cho nên, Trung Quốc phải chia sẻ áp lực chiến lược với Mỹ ở các khu vực, trong đó có Trung Đông, thông qua việc mở hầu bao trả “phí bảo hộ” hoặc trực tiếp xuất binh trấn áp IS, nếu không Trung Quốc không phải là “nước lớn có trách nhiệm”.

Ngay từ khi Washington không kích các mục tiêu IS ở Iraq, truyền thông Mỹ đã đặt ra câu hỏi "Tại sao Trung Quốc có thái độ khó xử đối với việc Mỹ không kích Iraq?". Một số tờ báo cho rằng, Mỹ tham chiến tại Iraq, nhưng người Trung Quốc lại được lợi, như vậy không công bằng với Mỹ. Truyền thông Mỹ "ngầm" bày tỏ mong muốn rằng Trung Quốc cần đem quân đến "tham chiến" ở Iraq.

Trong khi đó, theo đánh giá của báo chí Trung Quốc, những lý do mà Mỹ đưa ra nhằm thuyết phục Trung Quốc xem ra rất hợp lý. Hàng năm, Trung Quốc đều có những khoản đầu tư rất lớn vào lĩnh vực dầu mỏ ở Iraq. Năm 2013, Trung Quốc nhập khẩu hơn 20 triệu tấn dầu từ Iraq.

Bên cạnh đó, IS còn muốn sáp nhập Tân Cương vào “Nhà nước Hồi giáo”. Như vậy, từ góc độ lợi ích hay các góc độ khác, Trung Quốc cũng nên tham gia vào cuộc chiến chống khủ‌ng b‌ố này.

Hoài nghi và đố kị

Phản ứng trước lời mời của Mỹ, Trung Quốc đã liên tục thể hiện quan điểm hoài nghi, thậm chí đố kị. Những quan điểm đó được thể hiện rõ rệt trên các phương tiện truyền thông nhà nước và chính thống của Trung Quốc.

Ấn phẩm International Herald Leader (Tân Hoa xã) số ra ngày 19-25/9 đăng bài viết của ông Triệu Khả Kim, Phó Chủ nhiệm Khoa quan hệ quốc tế và Trung tâm nghiên cứu quan hệ Trung Mỹ, Đại học Thanh Hoa, Trung Quốc. Trong bài viết, ông này đặt ra vấn đề cấp bách mà Trung Quốc đang phải đối diện, đó là giải thích như thế nào về việc Mỹ mời Trung Quốc gia nhập liên minh chống khủ‌ng b‌ố quốc tế và Trung Quốc liệu có cần tham gia vào hành động tập thể chống lại IS hay không?

Một vùng lãnh thổ rộng lớn (màu đỏ) tại Iraq và Syria do phiến quân IS kiểm soát trước khi Mỹ tiến hành không kích Theo ông Triệu Khả Kim, Mỹ "thuyết phục" Trung Quốc gia nhập liên minh quốc tế chống IS là vì muốn có được sự ủng hộ quốc tế hợp pháp. Đứng từ góc độ năng lực quốc gia, nếu Mỹ quyết tâm một mình chống lại IS bằng lực lượng quân sự hiện có là điều hoàn toàn dễ dàng, nhưng có thể thiếu tính hợp pháp quốc tế.

Cũng theo phân tích của chuyên gia này, IS là mạng lưới tổ chức khủ‌ng b‌ố có mặt khắp mọi nơi trên thế giới, nên liên quan đến nhiều quốc gia, nếu có thể thành lập Liên minh quốc tế khiến IS bị bao vây tứ phía, vừa đạt được mục đích tiêu diệt IS, vừa khiến Mỹ dành được tiếng là nhà lãnh đạo liên minh quốc tế. Như vậy có thể nói là một công đôi việc.

Nhà nghiên cứu này cũng thể hiện thái độ phân vân và đố kị khi đưa ra câu hỏi: “Suy cho cùng là việc Trung Quốc có chịu thừa nhận vị trí "minh chủ" của Mỹ hay không và vai trò của Trung Quốc trong liên minh quốc tế này là gì? Nhìn từ phía Mỹ cho thấy, trong trường hợp Trung Quốc không tham gia, Mỹ sẽ vẫn phát động cuộc tấn công nhằm vào IS, thậm chí có thể vượt quá giới hạn luật pháp quốc tế hiện hành.

Ông Triệu Khả Kim đặt giả thiết nếu Trung Quốc quyết định gia nhập liên minh chống khủng bố quốc tế, vấn đề làm thế nào để xác định đúng đắn vị trí và vai trò của mình.

Trung Quốc chắc chắn không phải là "minh chủ" của mặt trận chống khủ‌ng b‌ố quốc tế này. Tuy nhiên, trong mặt trận liên minh chống khủ‌ng b‌ố quốc tế do Mỹ lãnh đạo, Trung Quốc cũng không nên đóng vai trò của một "người đi theo" mà không hành động gì.

Lý do

Dù chính giới Trung Quốc chưa đưa ra bình luận rõ ràng trước lời mời của Mỹ, song quan điểm chính thức của Bắc Kinh được thể hiện rất rõ trên các mặt báo.

Tờ “Đông phương nhật báo” lý giải cho sự phân vân của Trung Quốc bằng cách đổ lỗi cho chính nước Mỹ với khẳng định IS ra đời hoàn toàn là do Mỹ. Theo báo này, nếu Mỹ không lật đổ chính quyền Saddam Hussein với lý do sản xuất, tàng trữ vũ khí giết người hàng loạt, IS đã không có được đất sống ở Iraq.

Nếu Mỹ không dung túng cho phe phản đối chính quyền ở Syria phát động nội chiến, IS đã không thể thừa cơ làm loạn. Tờ “Đông phương nhật báo” cho rằng Mỹ phải tự đi giải quyết “cái họa” do chính mình gây ra. Tình hình rối loạn hiện nay ở Iraq và toàn bộ khu vực Trung Đông là do Mỹ gây ra, nên Washington phải có trách nhiệm xử lý tốt, không thể tùy tiện bỏ mặc mà đi được.

dư luận phẫn nộ trước những tội ác man rợ của lực lượng IS Tờ báo này thậm chí còn thể hiện quan điểm hoài nghi và “cảnh giác” cao độ khi cho rằng “ông Obama muốn tận dụng cơ hội lần này để cải thiện quan hệ giữa Mỹ và thế giới Hồi giáo, đẩy Trung Quốc vào lò lửa đối kháng với thế giới Hồi giáo”.

Dẫn chứng được đưa ra là sau khi lên nắm quyền, ông Obama luôn mong muốn thoát khỏi xung đột triền miên giữa các nền văn minh. Quyết định rút quân khỏi chiến trường Iraq, chiến trường Afghanistan, thúc đẩy đàm phán hòa bình giữa Israel và Palestine, tìm cách lắng dịu quan hệ với Iran... đều hướng tới mục đích này.

Nhưng do nhiều nguyên nhân, ông Obama vẫn chưa thể thực hiện được mục đích chiến lược của mình. Sự trỗi dậy của IS đã đem lại cơ hội tốt để ông Obama xoay chuyển tình hình, lôi Trung Quốc vào cuộc thay Mỹ “hứng đạn”.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật