Cuộc sống mới của gái mạ‌ּi dâ‌ּm Campuchia

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Không còn phải đứng đường ngã giá với khách, cũng hết cảnh bị lạ‌m dụn‌g tìn‌ּh dụ‌ּc, các cô gái trẻ Campuchia giờ được sống trong một trung tâm từ thiện có các lớp học yoga, nghệ thuật hay tự vệ.
Cuộc sống mới của gái mạ‌ּi dâ‌ּm Campuchia
Nhiều cô gái Campuchia bị bố mẹ bán làm gái mạ‌ּi dâ‌ּm hoặc công cụ kiếm tiền của các nhóm ăn xin chuyên nghiệp. Ảnh: News.

Người Campuchia có câu cửa miệng: "Đàn ông là vàng, còn phụ nữ giống giẻ rách". Điều này có nghĩa, nam giới được tự do sống theo ý thích, và giống như vàng không thể bị lu mờ hay xỉn đi. Phụ nữ thì ngược lại giống một bộ đồ, nếu từng bị vấy bẩn thì không thể giặt sạch được.

Ngụ ý của câu nói mang tính phân biệt giới tính này ám chỉ những cô gái trẻ bị cưỡ‌ּng hiế‌ּp hoặc bị bán làm gái mạ‌ּi dâ‌ּm luôn có những hệ lụy cực đoan và kéo dài. Với nhiều cô, vòng tuần hoàn của nghèo đói, cưỡ‌ּng hiế‌ּp, mạ‌ּi dâ‌ּm và bị khai thác không có điểm dừng.

Julie Dowse là người sáng lập ra tổ chức từ thiện Australia mang tên AusCam Freedom Project hoạt động ở Campuchia nhằm giúp phụ nữ từng trải qua chấn thương bị lạ‌m dụn‌g, ruồng bỏ và khai thác tìn‌ּh dụ‌ּc trên đường có cuộc sống mới.

Nhiều cô gái được AusCam hỗ trợ trước đây từng làm nghề đứng đường ở phố đè‌n đ‌ỏ của Phnom Penh. Trong những góc đường tối, các cô ngã giá với những khách hàng tầm 50, 60 tuổi. Không ít cô bị gia đình bán làm gái mạ‌ּi dâ‌ּm, bị cưỡ‌ּng hiế‌ּp tập thể, bị đánh và lạ‌m dụn‌g.

Một đêm nọ, Dowse cùng các cộng sự tiếp cận cô gái đang được vị khách nước ngoài nhắm tới.

"Anh ta băng qua đường, ra hiệu gọi cô tới. Chúng tôi lại gần và hỏi cô ấy về cuộc trả giá với người đàn ông ngoại quốc. Cô thừa nhận đang hành nghề mạ‌ּi dâ‌ּm để có đủ tiền trả tiền nhà và giúp gia đình ở quê", Dowse nhớ lại.

Cô gái trong câu chuyện của Dowse nói rằng không muốn đi cùng khách nhưng cảm thấy bất lực. Nhóm Dowse đã trả cho lao động tìn‌ּh dụ‌ּc trên 50 USD, số tiền cô mong kiếm được mỗi tối, để người phụ nữ ấy đi cùng và giúp nhiều chị em khác có chung cảnh ngộ.

Bà Julie Dowse cùng chồng, ông Geoff. Ảnh: News.

Dowse, đến từ thành phố Sydney, làm trong lĩnh vực bảo vệ và phúc lợi trẻ 35 năm cho hầu hết các tổ chức từ thiện lớn của Australia. Cách đây 4 năm, cô cùng chồng tới Campuchia và chứng kiến nhiều điều kinh hoàng xảy ra với những đứa trẻ rơi vào vòng xoáy của nạn buôn bán người, lạm dụng, nghèo đói hay trở thành công cụ kiếm tiền của các nhóm ăn xin.

Julie Dowse cùng chồng, ông Geoff, bắt đầu làm việc cho tổ chức phi chính phủ về nhân quyền ở Campuchia năm 2010. Kết thúc hợp đồng năm 2011, đôi vợ chồng này biết họ cần phải ở lại. Họ đã dùng tiền tiết kiệm để thành lập AusCam Freedom Project. Đầu năm 2012, chương trình đầu tiên của hai người thực hiện tại thủ đô Phnom Penh có tên Trung tâm Thay đổi Cuộc sống.

Nơi đây là nhà cho những phụ nữ cần một chỗ an toàn để tiếp tục hàn gắn vết thương bị lạ‌m dụn‌g, bị bán, B.H tìn‌ּh dụ‌ּc hoặc ruồng bỏ. Năm ngoái, AusCam cũng ra mắt chương trình học bổng giáo dục cho phép các cô gái trẻ tới trường. Hiện có 50 người được hưởng sự hỗ trợ trên. Những phụ nữ ở trung tâm không chỉ được cấp sách, đồng phục mà còn được đi học, ngoài ra họ còn tham gia các lớp tư vấn, tự vệ, học yoga, nghệ thuật.

"Chúng tôi nhìn thấy các cô gái tràn đầy hy vọng trước mắt. Họ đến trường hoặc trung tâm dạy nghề và trở thành bạn của nhau. Họ trưởng thành về mặt thể chất và trở thành những phụ nữ chững chạc. Tinh thần họ tỏa sáng qua nụ cười và tiếng cười. Điều quan trọng nhất họ học được là niềm tin", Dowse nói.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật