4 lớp tàu sân bay mạnh nhất của Khối quân sự NATO

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Bên cạnh những siêu hàng không mẫu hạm chạy bằng năng lượng hạt nhân của Mỹ, Hải quân Pháp và Anh cũng có trong
4 lớp tàu sân bay mạnh nhất của Khối quân sự NATO
1. Tàu sân bay lớp Nimitz

Nimitz là tên của một lớp gồm 10 tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân của Hải quân Mỹ. Toàn bộ 10 tàu thuộc lớp đều được đóng tại công ty đóng tàu Newport News ở Virginia. USS Nimitz (CVN-68), tàu đầu tiên của lớp đi vào hoạt động ngày 3/5/1975 và USS George H.W.Bush (CVN-77), chiếc thứ 10 cũng là chiếc cuối cùng của lớp, chính thức vào biên chế ngày 10/1/2009. Kể từ những năm 1970 cho tới nay, các tàu sân bay lớp Nimitz đã tham dự vào nhiều cuộc chiến và nhiều chiến dịch trên khắp thế giới.

Tàu sân bay Nimitz có chiều dài 333 m và lượng giãn nước lúc đầy tải là 102.000 - 106.000 tấn, chiều rộng của tàu ở vị trí mớn nước là 41 m và chỗ rộng nhất lên đến từ 77,76 - 78,41 m (tùy từng kiểu tàu). Thủy thủ đoàn có thể lên đến 3.200 người, ngoài ra còn có thêm 2.480 thành viên thuộc không đoàn.

Tàu sân bay USS George H. W. Bush CVN-77

Các tàu sân bay lớp Nimitz có khả năng chuyên chở 90 máy bay các loại, bao gồm tiêm kích F/A-18F Super Hornet và F/A-18C Hornet (sau khi các máy bay F-14 Tomcat nghỉ hưu), máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler, máy bay cảnh báo sớm E-2D, trực thăng MH-60R/S… Ngoài máy bay, các tàu sân bay này còn mang theo cả vũ khí tự vệ tầm ngắn, chủ yếu cho việc phòng thủ tên lửa và chống máy bay tiêm kích đối phương.

Hệ thống động lực của tàu gồm 2 lò phản ứng hạt nhân A4W công suất 260.000 mã lực (190 MW) được bố trí trong các khoang riêng biệt, chúng cung cấp năng lượng tới 4 chân vịt cho phép tàu đạt tốc độ tối đa 30 hải lý/giờ (56 km/h). Nhờ sử dụng năng lượng hạt nhân, những tàu này có khả năng hoạt động liên tục trong vòng 20 năm mà không cần phải nạp nhiên liệu. Tính đến thời điểm hiện tại, 10 tàu sân bay hạt nhân lớp Nimitz chính là vũ khí lợi hại nhất của Hải quân Mỹ.

2. Tàu sân bay lớp Gerald R.Ford

Tàu sân bay USS Gerald R.Ford CVN-78

Gerald R.Ford là lớp tàu sân bay mới nhất của Hải quân Mỹ, chiếc đầu tiên mang số hiệu CVN-78 được khởi đóng ngày 10/9/2008, hạ thủy ngày 13/11/2009 và dự kiến chính thức đi vào hoạt động trong năm 2016. Theo kế hoạch đến năm 2058, Hải quân Mỹ sẽ đóng 10 tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân loại này để thay thế cho các tàu thuộc lớp Nimitz.

Tàu sân bay lớp Ford có lượng giãn nước khoảng 100.000 tấn với các kích thước: dài 337 m, rộng 78 m, cao 76 m. Nhờ được ứng dụng những công nghệ hiện đại, có tính tự động hóa cao nên đã cho phép cắt giảm 30% số lượng nhân viên phục vụ so với các tàu lớp Nimitz.

Bên cạnh đó, Gerald R. Ford còn được trang bị các hệ thống và công nghệ tiên tiến đáp ứng yêu cầu hoạt động của máy bay chiến đấu hiện đại, bao gồm hệ thống phóng máy bay sử dụng máy phóng điện từ, hệ thống vũ khí cải tiến, đường băng dài… cho phép tăng tần xuất xuất kích của máy bay lên 160 lượt/ngày so với 120 lượt/ngày của Nimitz.

Tàu sân bay USS Gerald R.Ford trên sông James thời điểm tháng 11/2013

Tàu có khả năng chở tới 90 máy bay các loại bao gồm: tiêm kích F-35C, F/A-18E/F, máy bay cảnh báo sớm E-2D, máy bay tác chiến điện tử EA-18G, trực thăng MH-60R/S và có thể là cả máy bay không người lái trinh sát/chiến đấu. Nhờ hệ thống tháo-nạp vũ khí hoàn toàn tự động nên thời gian chuẩn bị chiến đấu cho máy bay chỉ mất vài phút, trong khi việc lắp vũ khí cho máy bay trên các tàu lớp Nimitz mất tới hàng giờ.

Nhờ 2 lò phản ứng áp lực nước A5W mới, công suất cao hơn 25% so với tàu sân bay lớp Nimitz mà lượng điện năng cung cấp cho CNV-78 đã cao gấp 3 lần người tiền nhiệm. Trong tương lai 50 năm tới, những tàu sân bay lớp Ford này sẽ trở thành con át chủ bài của Hải quân Mỹ trên khắp các đại dương.

3. Tàu sân bay lớp Charles de Gaulle

Tàu sân bay Charles de Gaulle (R91)

Charles de Gaulle hiện là tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân duy nhất trên thế giới không thuộc Hải quân Mỹ. Tàu được khởi đóng ngày 3/2/1986, hạ thủy 14/4/1989 và chính thức vào biên chế Hải quân Pháp ngày 18/5/2001. Charles de Gaulle có thiết kế khí động học tương tự tàu sân bay lớp Nimitz nhưng ngắn hơn và lượng giãn nước nhỏ hơn, đây là tàu sân bay hạt nhân lớn nhất đang hoạt động tại châu Âu với chiều dài 261,5 m; rộng 64,36 m; mớn nước 9,34 m; lượng giãn nước tiêu chuẩn 37.085 tấn, 42.000 tấn khi đầy tải, diện tích boong tàu 12.000 m2.

Tàu được trang bị hệ thống phóng máy bay Type C13 của Mỹ, đường băng dài 195 m, tần suất thực hiện việc phóng máy bay là 1 chiếc/phút, phần đường băng được kéo dài thêm khoảng 4,4 m để máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm E-2C Hawkeye có thể cất và hạ cánh.

Tàu sân bay Enterprise (trái) và Charles de Gaulle (phải)

Charles de Gaulle có khả năng mang theo 40 máy bay gồm: tiêm kích Dassault Rafale-M và Super Etendard; 3 máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không E-2C Hawkeye, trực thăng AS-565 Panther hoặc NH-90. Ngoài ra tàu còn có hệ thống phòng vệ khá mạnh với 32 tên lửa hạm đối không Aster-15, 12 tên lửa Mistral và 8 pháo tự động 20 mm.

Tàu được trang bị hệ thống quản lý chiến đấu Senit tối tân (loại tương tự trên các tàu sân bay trực thăng lớp Mistral khiến Nga bằng mọi giá phải đàm phán để mua về). Hệ thống động lực gồm 2 lò phản ứng hạt nhân PWR Type K15 công suất 150 MW (hoạt động liên tục 20 - 25 năm trước khi phải tái nạp nhiên liệu), 4 máy phát điện di‌esel cùng chân vịt 2 trục cho phép tàu chạy với tốc độ tối đa 27 hải lý/h (50 km/h).

Thủy thủ đoàn của Charles De Gaulle vào khoảng 1.200 người. Ngoài ra tàu còn có thể chứa 800 lính thủy đánh bộ trong các chiến dịch đổ bộ đường biển. Hiện Pháp đã có kế hoạch đóng tiếp tàu sân bay thứ hai thuộc lớp Charles De Gaulle nhưng công việc chưa được triển khai do thiếu ngân sách.

4. Tàu sân bay lớp Queen Elizabeth

Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth

Queen Elizabeth (Nữ hoàng Elizabeth) là lớp tàu sân bay thế hệ mới nhất gồm 2 chiếc được đóng cho Hải quân Hoàng gia Anh. Chiếc đầu tiên HMS Queen Elizabeth khởi đóng năm 2009, đã hạ thủy hôm 17/7/2014 và dự kiến chính thức vào biên chế năm 2017, còn chiếc thứ 2 HMS Prince of Wales sẽ hoàn thành 2 năm sau đó.

HMS Queen Elizabeth có lượng giãn nước tới 72.000 tấn, dài 280 m, rộng 70 m, mớn nước 11 m, diện tích boong tàu 16.000 m2, nó to gấp 3 lần tàu sân bay lớp Invincible, gấp gần 2 lần tàu sân bay Charles De Gaulle của Pháp và chỉ thua 2 lớp tàu sân bay Nimitz và Gerald Ford của Mỹ. Tuy nhiên, thiết kế của tàu sân bay Queen Elizabeth vẫn sử dụng kiểu nhả‌y cầ‌u truyền thống để tiết kiệm chi phí chế tạo.

Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth trong lễ hạ thủy

Lớp tàu sân bay này có thể chở tối đa 50 máy bay gồm: tiêm kích F-35B; trực thăng CH-47 Chinook, Merlin và Lynx Wildcat. vũ khí phòng thủ của tàu gồm ít nhất 3 hệ thống CIWS Phalanx cùng pháo DS30M Mk2 cỡ 30 mm.

Hệ thống động lực của tàu gồm 2 động cơ turbine khí Rolls-Royce Marine Trent MT30 công suất 48.000 mã lực (36 MW), 4 động cơ di‌esel Wärtsilä (2 động cơ có công suất 12.000 mã lực/9MW, 2 động cơ còn lại công suất 15.000 mã lực/11 MW) cho tốc độ tối đa 25 hải lý/h (46 km/h), tầm hoạt động 19.000 km. Thủy thủ đoàn của HMS Queen Elizabeth gồm 679 người chưa tính đến thành viên của phi hành đoàn. Lớp tàu sân bay này được dự báo sẽ là mũi nhọn sức mạnh trên biển của Hải quân Anh trong nửa thế kỷ tới.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật