Scotland không độc lập những sẽ được trao thêm quyền lực

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Scotland đã từ chối tách khỏi Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland (UK) hôm 18-9 sau khi cuộc trưng cầu dân ý lịch sử diễn ra tại đây, tuy nhiên được Anh hứa hẹn sẽ trao nhiều quyền lực hơn.
Scotland không độc lập những sẽ được trao thêm quyền lực
Những người ủng hộ gắn kết với UK đổ ra đường ăn mừng
Trái tim sẽ tan vỡ?
Scotland đã bỏ phiếu ở lại Vương quốc Anh sau khi hơn 55% cử tri nói "Không” với ly khai trong cuộc trưng cầu dân ý với tỷ lệ đi bỏ phiếu cao nhất trong lịch sử - 86%. Bất chấp những cử tri ủng hộ Scotland độc lập liên tục rút ngắn khoảng cách, số phiếu bầu của những người nói "Không” đã vượt trội, đạt mức 55,3% so với 44,7% của những người nói "Có”.
Theo quy định, cần tổng 1.852.828 phiếu để tuyên bố chiến thắng trong cuộc trưng cầu dân ý này. Như vậy phe nói "Không” đã có số phiếu ủng hộ vượt con số cần thiết để tuyên bố chiến thắng. Sau khi kết quả được công bố, những người phản đối làn sóng ly khai ở Scotland đã đổ ra khắp mọi nẻo đường để ăn mừng kết quả cuộc trưng cầu.
Thủ tướng Anh David Cameron nói rằng ông rất "hài lòng” với kết quả trên, thêm rằng: "Trái tim tôi sẽ tan vỡ nếu phải chứng kiến Liên hiệp Vương quốc Anh đi đến hồi kết”.
Ngược lại, những người ủng hộ Scotland độc lập tỏ ra chán nản và buồn bã trong nước mắt, mặc dù Bộ trưởng thứ nhất Alex Salmond – người đi đầu trong phong trào này – an ủi rằng hãy cùng chia sẻ nỗi buồn với 1,6 triệu người chung chí hướng.
Kết quả trưng cầu dân ý ở Scotland cũng xóa tan quan ngại về việc UK tan rã, kể từ khi thành lập vào năm 1707, đồng thời không còn trở thành sự cổ vũ cho các phong trào ly khai ở nhiều nơi trên thế giới như Catalonia (Tây Ban Nha) hay Quebec (Canada).
Nhiều quyền lực hơn trước
Theo giới phân tích, dù UK đã sống sót, nhưng nó sẽ phải sớm thay đổi diện mạo. Chính phủ Anh giờ cần phải hiện thực hóa những lời hứa hẹn mà họ đã đưa ra trước cuộc trưng cầu, trong đó bao gồm việc trao nhiều quyền lực hơn cho Scotland trong việc hoạch định chính sách thuế, an sinh xã hội và chi nhiều hơn cho Chính phủ ủy thác Edinburgh.
Đảng Bảo thủ của Thủ tướng Cameron, các đối tác liên minh là Dân chủ Tự do và Công đảng đối lập sẽ sớm có các cuộc đàm phán về những quyền lợi bổ sung nào sẽ được trao cho Quốc hội Scotland, hiện đã tự kiểm soát các lĩnh vực như y tế và giáo dục.
Một tài liệu chính sách, dự kiến công bố vào tháng 11 tới sẽ vạch ra những bước đi tiếp theo. Tài liệu sẽ bao gồm việc kiểm soát nhiều hơn về thuế và một số chi trả phúc lợi xã hội.
Và trong một tuyên bố trên truyền hình, Thủ tướng Anh David Cameron cũng nói rằng ông sẽ đưa ra đề nghị cho tất cả các phần của UK một quyền lực ủy thác để quản lý các vấn đề địa phương.
"Giống như việc Scotland có thể bỏ phiếu độc lập trong Quốc hội về các vấn đề liên quan đến thuế, chi tiêu và an sinh xã hội, nước Anh hay Wales và Bắc Ireland cũng có thể làm như vậy, đều có thể bỏ phiếu về các vấn đề này” – ông Cameron tuyên bố.
Nếu một thỏa thuận có thể đạt được cho Scotland, điều có cũng làm gia tăng áp lực nhằm trao nhiều quyền hơn cho các khu vực khác của UK, như các khu vực của Anh, xứ Wales và Bắc Ireland. Đó sẽ là một vấn đề nan giải đối với Thủ tướng Cameron.
Một ví dụ rõ ràng nhất là sau cuộc trưng cầu, các tờ báo ở phía bắc nước Anh đã đồng loạt kêu gọi nhiều quyền lợi hơn cho các vùng của họ trong một thỏa thuận công bằng sau khi rất nhiều lời hứa được đưa ra với Scotland trong chiến dịch trưng cầu dân ý.
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật