Nỗi đau khổ mang tên trì hoãn của hàng không Trung Quốc

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Lúc này là hai giờ sáng, một ngày mùa hè giông bão. Khi sấm chớp đang vần vũ trên bầu trời, chúng tôi được chỉ dẫn rời khỏi khu đón khách ngổn ngang ở sân bay, thông qua cách cửa hẹp, hướng tới chiếc máy bay sau 8 tiếng chờ đợi.
Nỗi đau khổ mang tên trì hoãn của hàng không Trung Quốc
Trung Quốc đứng thứ hai trên thị trường hàng không quốc tế nhưng lại nổi tiếng vì sự trì hoãn. Ảnh: developer-tech

Steven Jiang là nhà sản xuất của kênh CNN trụ sở Bắc Kinh. Ông có một trải nghiệm đáng nhớ về việc hủy và hoãn chuyến của hàng không Trung Quốc. Jiang phải viết một bài báo để chia sẻ câu chuyện không hy hữu của mình trên trang CNN.

Hành khách ướt đẫm vì ngấm nước mưa với lỉnh kỉnh hàng hóa xách tay nhanh chóng chất đầy chiếc xe buýt đang chờ sẵn để chở họ lên máy bay. Sau một quãng ngắn trên sân băng tối tăm, cuối cùng chúng tôi cũng đến khoang hành khách lạnh buốt của chiếc phi cơ Airbus 330.

tiế‌p viê‌n hãng hàng không China Southern Airlines nở nụ cười rạng rỡ chào mừng chúng tôi lên khoang. Có vẻ họ nghĩ chúng tôi là những du khách đầy hào hứng đang chuẩn bị cất cánh bay đến vùng đất mơ ước, chứ không phải những con người mệt mỏi và gắt gỏng.

Mọi người bắt đầu ổn định vị trí, không khí trở nên yên tĩnh đến kỳ lạ. Một nửa trong số hành khách là những người đặt chuyến 8h tối, đã chìm vào giấc ngủ sau khi phải vất vưởng chờ đợi trong khoảng thời gian dài như vô tận. Một nửa còn lại, chính là những kẻ ướt sũng mới lên chúng tôi, gồm cách hành khách phải đặt lại vé khi chuyến bay 7h tối của họ bị hủy, kiệt sức tưởng chừng như không thể nói nên lời.

Chúng tôi cứ thế ngồi trong im lặng và chờ đợi. Không có bất cứ thông tin nào từ buồng lái. Phải chờ đến 3h sáng, viên phi công mới cất tiếng thông báo chuyến bay sắp khởi hành vì điều kiện thời tiết đã khá hơn.

3h08, máy bay cất cánh trên bầu trời bặt không trăng sao, muộn hơn 8 tiếng so với thời gian in trên vé của tôi.

Khởi đầu hứa hẹn, kết thúc thất vọng

Lúc bắt đầu chuyến đi này, tôi thấy mọi dấu hiệu đều dự báo một hành trình êm ái.  Tôi hoàn thành thủ tục lên chuyến bay CZ3547 tới Thượng Hải tại sân bay quốc tế Bạch Vân, Quảng Châu.

Tôi liên tục kiểm tra thông tin từ phần mềm theo dõi lịch trình bay nổi tiếng, cài đặt trên điện thoại của mình vì biết trước tình trạng hủy chuyến, hoãn chuyến quá nổi tiếng của các hãng hàng không đất nước Trung Quốc.

Mọi thông tin đều khả quan, chiếc phi cơ của tôi đang đậu tại sân bay, điều kiện thời tiết tuyệt vời tại cả điểm đầu và điểm cuối. Ứng dụng cho biết khả năng chuyến bay sẽ đúng giờ lên tới 90%. "Thật là may mắn" đối với một chuyến bay có tiền lệ chậm trễ tới 108 phút vào tháng trước", tôi nghĩ.

Tôi đến nhà ga hàng không, mang niềm mong mỏi hội ngộ với những người bạn cũ bên một quán ăn ven đường tại Thượng Hải sau một chuyến bay thoải mái chỉ 2 tiếng đồng hồ.

Nhiều thập kỷ phát triển kinh tế với tốc độ chóng mặt mang lại sự tăng trưởng theo cấp số nhân cho ngành hàng không Trung Quốc. Nước này nhanh chóng leo lên vị trí thứ hai trên thị trường hàng không toàn cầu, chỉ sau Mỹ.

Tuy nhiên, danh tiếng hàng không Trung Quốc đang liên tục chìm sâu bởi việc hủy chuyễn, hoãn chuyến không đúng giờ thường xuyên xảy ra. Từ Bắc Kinh, Thượng Hải cho đến Quảng Châu, tất cả đều thi nhau cạnh tranh cho danh hiệu sân bay bị trì hoãn nhiều nhất thế giới.

Trong khi đó, chuyến bay của tôi vẫn chưa xuất hiện điều gì bất thường. Tuy nhiên, sự yên bình không duy trì được lâu. Đã đến giờ cất cánh mà chưa có thông tin gì từ nhà quản lý, hành khách bắt đầu tụ tập quanh quầy thông tin, hỏi han tình trạng chuyến bay. Chúng tôi ngay lập tức nghe được cụm từ đáng sợ nhất ở tất cả các sân bay Trung Quốc: "hạn chế giao thông đường không".

Đây là một cụm từ tuy mơ hồ nhưng hàm ý tất cả, bao gồm đủ loại nguyên nhân, từ thời tiết xấu đến trục trặc về radar định vị. Lần này, nó mang một ý nghĩa, tập trận quân sự đang diễn ra và đó là ưu tiên hàng đầu.

Lực lượng không quân Trung Quốc kiểm soát phần lớn không phận ngày càng quá tải của nước này. Họ chỉ để lại một phần nhỏ cho các máy bay thương mại có thể vừa cất cánh, hạ cánh và điều hướng. Thậm chí những khoảng hẹp đó cũng rất dễ bị đóng lại mà không có bất kỳ một cảnh báo trước nào, nhất là khi quân đội tổ chức các cuộc diễn tập.

Hàng trăm chuyến bay đến và đi từ miền đông Trung Quốc, bao gồm cả Thượng Hải, đã bị hủy hoặc trì hoãn nhiều ngay hồi cuối tháng 7. Thời điểm này Trung Quốc liên tục tổ chức các cuộc tập trận trên không.

Đối mặt với làn sóng phản đối dữ dội của cộng đồng, quân đội Trung Quốc tuyên bố kết thúc sớm bài tập trận. Tuy nhiên họ vẫn không nhận trách nhiệm mà đổ lỗi cho những cơn bão là nguyên nhân cho gián đoạn bay.

Trở lại cửa ra sân bay nơi tôi đang đứng, một tiếng đồng hồ trôi qua từ lúc nhân viên mặt đất nói nhỏ điều gì đó với những hành khách gần bàn thông tin. Cứ như thế họ bắt đầu lục đục lên máy bay. 20h15 tất cả mọi người yên vị trên khoang.

Duỗi thẳng chân trên chiếc ghế êm ái, tôi tự chúc mừng bản thân vì lên được một chuyến bay không quá chậm trễ. Hy vọng bỗng chốc tiêu tan chỉ trong vài phút ngắn ngủi.

Ngay sau khi tôi hứa với cô tiế‌p viê‌n rằng mình sẽ nhiệt tình giúp đỡ nếu phải di tản trong trường hợp khẩn cấp, tin xấu lập tức đến trên hệ thống thông báo. Mọi người buộc phải rời máy bay vì phi công không thể đạt được lệnh cất cánh do hạn chế lưu thông.

Chúng tôi trở về điểm xuất phát với nỗi bực tức và những tiếng than vãn. Màn hình thông tin vẫn hiển thị "bay đúng giờ". Chuyến bay tiếp theo và cũng là cuối cùng của hãng China Southern tới Thượng Hải vẫn chưa xác định được giờ cất cánh.

Khu vực chờ lên máy bay dần vắng vẻ, hàng quán cũng bắt đầu đóng cửa. Hai nhân viên của ga hàng không vẫn không có thông tin về số phận của chuyến bay trước sự thất vọng của các hành khách.

Căng thẳng trở nên lắng dịu khi nhân viên bắt đầu phân phát thức ăn. Một chai nước, một gói bánh quy và một lon cháo bát bảo ăn liền mang lại cho các nhân viên chút bình yên vì những hành khách đầy phẫn nộ còn bận ăn uống.

Lúc 22 h, lệnh lên máy bay lại được đưa ra. Chúng tôi nhanh chóng hoàn thành thủ tục lên máy bay và chuẩn bị cất cánh lần hai lúc 22h20. Tuy vậy,  các nhân viên khoang vẫn có vẻ ít lạc quan về chuyến bay. Chớp giật và mưa bắt đầu đổ xuống.

Một giờ sau, phi công cuối cùng cất giọng nói phá tan sự yên tĩnh, "Thưa quý khách, chúng ta phải trở lại cổng chờ vì lý do thời tiết". Cả khoang máy bay lúc này như nổ tung với những câu nói tục tĩu.

Quay trở lại phòng chờ hoang vắng, đại diện duy nhất của hãng hàng không giải thích rằng chuyến cuối cùng của hãng China Southern tới Thượng Hải vẫn còn cơ hội cất cánh rất mong manh.

"Các người là những kẻ dối trá", người đàn ông trong chiếc áo đen chỉ thẳng mặt nhân viên hãng và hét lên. "Lương tâm của các ông để ở đâu? Hãy nhìn lũ trẻ và những người già đang mắc kẹt ở đây đi".

Một người đàn ông trung niên khác thì yêu cầu bồi thường tài chính. Khi bị nhân viên từ chối, ông này gào lên, "Hãy gọi ông chủ của các anh ra đây! Gọi hắn ra trước mặt chúng tôi ngay lập tức".

Giữa cơn tức giận, người đàn ông quay sang gây sự với các hành khách khác vì không hưởng ứng đề nghị của ông, "Mấy người sao có thể mong chờ được bồi thường nếu không đồng lòng? Mỗi chúng ta sẽ được nhận ít nhất 200 tệ (32 USD)".

Mức độ phản kháng trên chuyến bay của chúng tôi được xem là tương đối thấp theo tiêu chuẩn của người Trung Quốc. Những năm gần đây, phương tiện truyền thông ghi nhận hàng loạt sự cố nghiêm trọng liên quan đến cơn giận dữ của hành khách sau khi chuyến bay của họ bị hoãn hoặc hủy. Nhiều cuộc cãi vã thậm chí ẩu đả đã diễn ra.

Người đàn ông trung niên tiếp tục cuộc ẩu đả và thể hiện sự thất vọng của mình với người xem xung quanh, "Các ngươi không thể bảo vệ được quyền lợi của mình vì quá yếu đuối".

Hầu hết những người "yếu đuối" ở đây chỉ đơn giản mong muốn bay tới Thượng  Hải sớm nhất có thể mà thôi.

Một vài nhân viên đại lý cuối cùng cũng tới và đặt vé cho chúng tôi trên chuyến bay CZ3595, chuyến bay khác tới Thượng Hải, chuyến cuối cùng trong ngày. Chúng tôi lại xếp hàng lên máy bay một lần nữa, lần thứ ba, dưới cơn mưa như trút.

Bình minh lên, chúng tôi hạ cánh tại sân bay Hồng Kiều, Thượng Hải rồi lấy hành lý đang lăn lóc trên băng chuyền. Tôi đi thẳng tới ga tàu điện ngầm vì không còn bóng một chiếc taxi nào. "Có lẽ mình có thể ăn vài cái bánh bao với mấy ông bạn trong bữa sáng trước khi họ đi làm", tôi thầm nghĩ khi chiếc tàu lao vun vút hướng về trung tâm thành phố.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật