Tăng cường an ninh, an toàn và tự do hàng hải

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Các quốc gia trong và ngoài khu vực mong muốn cùng sát cánh với ASEAN nỗ lực vì mục tiêu chung
Tăng cường an ninh, an toàn và tự do hàng hải
Các đại biểu tham dự Diễn đàn

Tiếp sau thành công của Diễn đàn biển ASEAN lần thứ 5, ngày 28/8, Diễn đàn ASEAN mở rộng lần thứ 3 chính thức khai mạc. Tham gia diễn đàn lần này, ngoài 10 nước thành viên ASEAN còn có 8 nước đối tác là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, New Zealand, Nga và Hoa Kỳ. Một trong những nội dung chính được thảo luận trong Diễn đàn này là tăng cường an ninh, an toàn và tự do hàng hải.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Quang Vinh, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam phát biểu khai mạc Phát biểu tại phiên khai mạc, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Vinh, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam nhấn mạnh: Hòa bình, ổn định, an toàn và tự do hàng hải là mối quan tâm chung. Các quốc gia trong và ngoài khu vực mong muốn cùng sát cánh với ASEAN nỗ lực vì mục tiêu chung: cùng nhau hợp tác để tăng cường lòng tin, có các biện pháp để ngăn ngừa những rủi ro, quản lý tranh chấp, xung đột và mở rộng các lĩnh vực hợp tác biển vì hòa bình, ổn định khu vực, vì lợi ích chung của tất cả các nước.

Buổi sáng nay, Diễn đàn ASEAN mở rộng tập trung kiểm điểm lại những hợp tác trong thời gian qua trên các lĩnh vực về biển và an ninh, an toàn hàng hải; Tìm kiếm biện pháp hợp tác, đặc biệt trong lĩnh vực nhân đạo; Tăng cường an ninh biển, an toàn và tự do hàng hải.

Về những nét mới tại Diễn đàn lần này, Thứ trưởng Phạm Quang Vinh, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam cho biết, Diễn đàn tập trung vào những biện pháp cụ thể để bảo đảm Luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982; đề ra được cơ chế phù hợp để các bên cùng thực hiện, kiềm chế và cùng thực hiện những thỏa thuận quốc tế như tuyên bố DOC.

Thứ trưởng Phạm Quang Vinh nêu rõ: “Qua trao đổi, người ta nhấn mạnh đến 2 điểm. Thứ nhất là phải ổn định được chính trị, xây dựng được lòng tin, làm sao đảm bảo an ninh, an toàn hàng hải; phải tuân thủ luật pháp quốc tế, làm sao tôn trọng được Công ước Luật biển, đặc biệt người ta nhấn đến việc bảo đảm và thực hiện đầy đủ và hiệu quả tuyên bố của các bên ở Biển Đông về DOC cũng như sớm thúc đẩy đi vào thực chất để sớm đạt được bộ quy tắc ứng xử COC”.

Đáng chú ý, trong Diễn đàn này sẽ có những đánh giá sau 20 năm thực hiện Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS): chia sẻ khu vực và hướng tới tương lai

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật