Có hơn 10.000 trường hợp t‌ử von‌g do HIV/ AIDS tại TP.HCM

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trong buổi làm việc với đoàn khảo sát Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội về công tác phòng chống HIV/ AIDS của TP.HCM vào ngày 27.8, Bác sĩ Nguyễn Hữu Hưng, phó chủ tịch Ủy ban phòng chống HIV/ AIDS TP.HCM cho hay, tính đến nay TP.HCM đã có đến 59.657 người nhiễm HIV, trong đó đã có 33.656 người đã chuyển sang AIDS và 10.076 trường hợp đã t‌ử von‌g do HIV/ AIDS.
Có hơn 10.000 trường hợp t‌ử von‌g do HIV/ AIDS tại TP.HCM
Ảnh minh họa

Tuy nhiên, từ năm 2011, ngân sách tài trợ cho chương trình phòng, chống HIV/ AIDS của các tổ chức quốc tế bắt đầu giảm. Trong khi đó, ngân sách Trung ương từ những năm gần đây giảm dần. 

Cụ thể, năm 2012 ngân sách Trung ương đưa xuống để thực hiện chương trình này 7,87 tỉ đồng, đến năm 2013 còn 6,978 tỉ đồng và đến năm nay 2014 chỉ còn 1,733 tỉ đồng. 

Trước tình trạng ngân sách eo hẹp, ông Hưng cho biết, TP đã phải chủ động tăng ngân sách địa phương để bù đắp một phần thiếu hụt. Lượng ngân sách của địa phương bù đắp cho chương trình mỗi năm một tăng. 

Cũng theo ông Hưng, dịch HIV/AIDS ở TP.HCM vẫn đang trong giai đoạn tập trung trên các nhóm đối tượng có nguy cơ cao. Kết quả giám sát trọng điểm trong năm 2013 cho thấy, tỷ lệ nhiễm HIV trên nhóm nghiện m‌a tú‌y chiếm tỷ lệ cao nhất, đến 18%, kế đến là nhóm nam có quan hệ tìn‌ּh dụ‌ּc đồng giới tỷ lệ nhiễm HIV chiếm 15%, nhóm phụ nữ mạ‌ּi dâ‌ּm chiếm 4,67%.... 

Chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2014, TP.HCM đã phát hiện thêm 832 trường hợp nhiễm HIV, 492 rường hợp chuyển sang AIDS, 114 trường hợp t‌ử von‌g do AIDS. 

Như vậy, tính đến nay TP đã có đến 59.657 người nhiễm HIV, trong đó đã có 33.656 người đã chuyển sang AIDS và 10.076 trường hợp đã t‌ử von‌g do HIV/ AIDS 

Tại buổi làm việc, Ủy ban phòng chống AIDS TP.HCM đã kiến nghị với Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, cần có cơ chế chính sách cho việc bình thường hóa các dịch vụ điều trị, xét nghiệm HIV... (sẽ phải giải quyết các xung đột về mặt Pháp Luật), đẩy mạnh lồng ghép hoạt động cung cấp dịch vụ điều trị HIV/ AIDS, Methadone vào dịch vụ y tế chung nhằm tăng việc tiếp cận của người bệnh xét nghiệm sớm, điều trị sớm... Đặc biệt là tăng cường chính sách nhân lực cho hệ thống y tế dự phòng.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật