Nước máy bẩn tại một số nơi ở TPHCM

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Chất lượng nguồn máy ở TP.HCM đang bị ô nhiễm nặng, nhiều nhà máy nước, trạm cấp nước ở TP có hàm lượng các tạp chất cao hơn mức cho phép. Đó là kết quả kiểm tra của Bộ Y tế về chất lượng nguồn nước máy tại TP.HCM.
Nước máy bẩn tại một số nơi ở TPHCM
Người dân TP.HCM sử dụng nước máy chẳng khác nào “nước trà“
Theo đó, Bộ Y tế đã kiểm tra chất lượng nguồn nước máy tại một số nhà máy nước, trạm cấp nước ở TP.HCM cho thấy, cả 3 nhà máy nước có công suất trên 1000m3/ ngày ở huyện Bình Chánh, quận Thủ Đức và quận Tân Phú đều có hàm lượng clo dư thấp dưới mức cho phép. Một số tạp chất như: Fe, Mg… lại có trong nước với hàm lượng cao hơn nhiều lần mức cho phép.

Đặc biệt, tại một số trạm cấp nước ở quận 8, huyện Nhà Bè có hàm lượng E.coli và Coliform trong nước cao hơn chục lần so với quy định.

Theo Bộ Y tế, việc xuất hiện E.Coli cao như thế sẽ tạo ra lượng phân có trong nước khá lớn, nước bị nhiễm khuẩn trầm trọng. Người dân sử dụng nguồn nước này nguy cơ bị tiêu chảy cấp rất cao. Trong khi đó, gần đây, TP.HCM đã xuất hiện 2 ổ dịch tiêu chảy cấp làm 14 người mắc, trong đó có 2 trẻ t‌ử von‌g .

Trước tình hình đó, UBND TP.HCM đã có công văn chỉ đạo Sở Giao thông vận tải phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn - Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên (SAWACO) và các sở, ngành liên quan khẩn trương kiểm tra, khắc phục ngay tình trạng chất lượng nước không đạt tiêu chuẩn của các nhà máy, trạm cấp nước, đặc biệt là trạm cấp nước có chỉ  tiêu vi sinh không đạt theo quy định.

Bên cạnh đó, các đơn vị trên phải phối hợp tìm giải pháp đảm bảo cung cấp nước sạch cho người dân trong khu vực; kiểm tra, giám sát và có các giải pháp hỗ trợ kỹ thuật cho các cơ sở cấp nước quy mô hộ gia đình để đảm bảo chất lượng nước.

Ông Hứa Ngọc Thuận, phó chủ tịch UBND TP.HCM, cho biết trước mắt SAWACO phải đảm bảo hàm lượng clo dư trong bể chứa sau xử lý, cuối đường ống mạng cấp nước theo quy định. Các trạm cấp nước quy mô hộ gia đình phải có thêm công đoạn bổ sung hó‌a chấ‌t khử trùng, đảm bảo lượng clo dư trong nước cấp đạt mức 0,3 - 0,5mg/l.
Tiến hành vệ sinh thường xuyên khu vực xử lý, bể chứa; Kiểm tra quy trình vận hành, bảo dưỡng định kỳ hệ thống xử lý, khắc phục kịp thời tình trạng thấm, nứt, rò rỉ bể chứa, đường ống.
"SAWACO phải tự kiểm tra, giám sát để đảm bảo chất lượng nước dùng cho ăn uống, sinh hoạt. Đồng thời thông báo tình hình chất lượng nước trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết, yên tâm với chất lượng nguồn nước dùng cho ăn uống, sinh hoạt", ông Thuận đề nghị.
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật