Bộ GD-ĐT yêu cầu báo cáo về đề án ‘4.000 tỷ đồng mua máy tính bảng’

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Việc thực nghiệm bất cứ nội dung gì đó trước hết phải có sự đồng tình của phụ huynh và được các cấp thẩm quyền cho phép.
Bộ GD-ĐT yêu cầu báo cáo về đề án ‘4.000 tỷ đồng mua máy tính bảng’
Ông Phạm Ngọc Định trả lời phỏng vấn về Đề án sách giáo khoa điện tử của thành phố Hồ Chí Minh

Mới đây, Sở GD-ĐT thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo giới thiệu về Đề án “Sách giáo khoa” điện tử và máy tính bảng cho học sinh tiểu học từ lớp 1 đến lớp 3. Theo đề án này, thành phố Hồ Chí Minh sẽ thực hiện thí điểm ngay trong năm học 2014-2015, trang bị gần 340.000 máy tính bảng cho giáo viên và học sinh, với tổng kinh phí dự kiến thực hiện thí điểm là 4.000 tỷ đồng. Những thông tin từ Hội thảo đã nhận được nhiều ý kiến khác nhau.

Phóng viên VOV phỏng vấn ông Phạm Ngọc Định - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ Giáo dục-Đào tạo) về vấn đề này.

PV: Thưa ông, ông đánh giá như thế nào về Đề án sách giáo khoa điện tử và máy tính bảng cho học sinh tiểu học từ lớp 1 đến lớp 3 của thành phố Hồ Chí Minh?

Ông Phạm Ngọc Định: Thành phố Hồ Chí Minh ai cũng biết là thành phố dẫn đầu cả nước về tăng trưởng kinh tế và thu hút đầu tư. Thu nhập người dân ngày càng khá hơn, trình độ dân trí được nâng cao. Đa số phụ huynh đều quan tâm chăm sóc đến học tập con cái. Học sinh có điều kiện thuận lợi trong học tập hơn so với các địa phương khác. Chính vì thành phố Hồ Chí Minh có những điều kiện thuận lợi hơn so với các tỉnh cho nên việc thực hiện đổi mới giáo dục thành phố có thể có những nghiên cứu, thực nghiệm đi trước một bước để đẩy nhanh phát triển giáo dục.

PV: Đề án này hiện đang nhận được rất nhiều ý kiến, trái chiều. Ý kiến của riêng ông về vấn đề này như thế nào?

Ông Phạm Ngọc Định: Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh mới xây dựng đề án và đưa ra hội thảo để thăm dò ý kiến các nhà khoa học quản lý, các cơ sở giáo dục, phụ huynh và dư luận xã hội. Nếu họ thấy có tính tích cực, khả thi thì mới hoàn thiện bắt đầu xin phép.

Tuy nhiên, việc thực nghiệm bất cứ nội dung gì đó trước hết phải có sự đồng tình của phụ huynh và được các cấp thẩm quyền cho phép. Đề án “Sách giáo khoa” điện tử và máy tính bảng của thành phố Hồ Chí Minh liên quan đến sách giáo khoa điều này nhất thiết phải xin ý kiến Bộ, máy tính bảng liên quan đến kinh phí phải xin phép thành phố. Và nếu nói Đề án liên quan phạm vi, đối tượng, thử nghiệm phải xin phép Bộ và thành phố đồng ý.

PV: Vậy đến thời điểm này, Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận được báo cáo và xin phép triển khai thí điểm đề án này từ Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh chưa, thưa ông?

Ông Phạm Ngọc Định: Bây giờ thì chưa có. Lãnh đạo Bộ yêu cầu trong một vài ngày tới, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh phải báo cáo. Nếu thấy đề án tích cực, hiệu quả, có tính khả thi thì Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh phải hoàn thiện đề án và phải xin phép thành phố và xin phép Bộ để thực hiện. Nếu thấy không hiệu quả và không được sự đồng tình thì phải dừng lại.

PV: Xin cảm ơn ông

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật