Ngoại giao quân sự - chính sách tương lai của Trung Quốc

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trong năm qua, quân đội Trung Quốc đã mở rộng tầm ảnh hưởng và sự hiện diện trong cộng đồng quân sự quốc tế. Nói cách khác, Trung Quốc đang bước vào một kỷ nguyên ngoại giao quân sự mới.
Ngoại giao quân sự - chính sách tương lai của Trung Quốc
Đơn vị huấn luyện xe bọc thép của quân đội Trung Quốc.

Theo The Diplomat, trước đây, trong lịch sử, quân đội Trung Quốc không đóng vai trò quan trọng nào trong cộng đồng các nước có nền quân sự chuyên nghiệp. Trong khi, quân đội của các quốc gia theo chủ nghĩa dân tộc lâu nay dựa vào sự ủng hộ từ lực lượng quân sự phương Tây bao gồm Đức, Anh, Mỹ, Pháp và Italia, thì quân đội Trung Quốc lại ngày càng bị cô lập khỏi sự ảnh hưởng quốc tế.

Trong thời kỳ Cách mạng, Hải quân Trung Quốc (PLAN) và Không quân Trung Quốc (PLAAF) phụ thuộc lớn vào sự cố vấn và tác động của Hải quân Liên Xô cũ. Còn trong giai đoạn chiến tranh Lạnh, Trung Quốc đã hỗ trợ trực tiếp cho một số quốc gia láng giềng như Việt Nam và Triều Tiên.

Tuy nhiên, hiện nay, quân đội Trung Quốc đang vươn lên thành một lực lượng chuyên nghiệp. Trong 20 năm qua, Bắc Kinh đã liên tục mở rộng sự hiện diện và tầm ảnh hưởng tới cộng đồng quân sự quốc tế và xu hướng này đã lặp lại trong năm qua. Điển hình, PLAN đã tham gia cuộc tập trận RIMPAC, PLAAF tập trận tại Pakistan, PLAN tập trận với Nga và PLAAF tham gia Aviadarts.

Điều đó cho thấy ngoại giao quân sự đã giữ một số vai trò vô cùng quan trọng. Thứ nhất, nó được xem là một nguồn tình báo hữu ích chuyên cung cấp thông tin về các tổ chức quân sự nước ngoài, mà cụ thể là lai lịch của từng cá nhân trong các tổ chức nước ngoài.

Chiến lược phát triển các mối quan hệ cá nhân có thể giúp "bôi trơn" bánh xe hợp tác đa phương. Ngoài ra, phương án này còn thực sự hữu ích đối với những hoạt động không liên quan đến sự cạnh tranh "động" như hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai. Khi nắm được từng động thái của mỗi cá nhân, Trung Quốc có thể làm chủ tình hình trong trường hợp xảy ra khủng hoảng.

Ngay cả, phần lớn chiến lược cấu trúc của Hải quân Mỹ cũng xoay quanh khả năng ngoại giao quân sự và các cam kết hàng hải. Theo đó, "Chiến lược hợp tác" được thiết kế để tạo ra cơ sở phát triển các mối quan hệ giữa giới chức Mỹ và những người đồng cấp nước ngoài, đồng thời tạo ra mạng lưới hải quân chuyên nghiệp có thể tiếp cận được với càng nhiều cá nhân quan trọng càng tốt.

Các cuộc tập trận ngoại giao như RIMPAC có thể giúp phô bày sức mạnh và hiệu quả hoạt động của quân đội các nước. Đặc biệt, Mỹ không muốn dùng chiến tranh để phô bày sức mạnh hay để ngăn cản sức mạnh.

Đây chính là lý do Hải quân Mỹ dường như không mấy quan tâm đến việc tàu gián điệp Trung Quốc xuất hiện tại cuộc tập trận RIMPAC. Việc phô diễn này sẽ giúp những người chứng kiến hay nói cách khác là giới chuyên gia hải quân đánh giá được kỹ năng và sức mạnh của quân đội các nước.

Mặc dù hiện nay, quân đội Trung Quốc chưa có một "chiến lược hợp tác" rõ ràng nhưng chắc chắn, họ quan tâm tới những thành quả mà sự hợp tác mang lại, ít nhất là ở mức độ tổ chức và cá nhân.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật