Nguyên tắc cơ bản của ‘tình yêu’

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Chú ý nghĩa là chúng ta đang quan tâm và điều đó đồng nghĩa với việc chúng ta đang yêu thương thực sự. Chú ý là nguyên tắc cơ bản của tình yêu thương.
Nguyên tắc cơ bản của ‘tình yêu’
Ảnh minh họa

Ngày sinh nhật con trai – Narayan 6 tuổi, tôi đã mua tặng cho cậu bé một nông trại kiến. Thằng bé tỏ ra rất thích thú và dành rất nhiều thời gian để quan sát chúng với vẻ ngưỡng mộ rằng không hiểu tại sao một loài sinh vật nhỏ bé lại có khả năng kì diệu để tạo ra được mạng lưới các đường hầm. Thậm chí, thằng bé còn đặt tên cho một số thành viên trong nông trại kiến của mình.

Sau một vài tuần tiếp xúc và quan sát, thằng bé đã đưa ra định nghĩa về loài kiến và luôn tự hỏi làm sao những sinh vật nhỏ bé ấy lại có thể kéo được th‌i th‌ể của đồng đội đã chết vào trong những đường hâm ấy. Một hôm, tôi đến đón Narayan từ trường về, thằng bé trông rất buồn và khi hỏi ra thì mới biết rằng thằng bé buồn vì trò chơi giẫm kiến của bạn mình. Thằng bé không hiểu vì sao bạn của nó làm làm tổn thương đến những sinh vật bé nhỏ mà nó từng ngưỡng mộ biết nhường nào.

Tôi đã phải cố gắng giải thích rất nhiều cho thằng bé hiểu rằng, “khi chúng ta thực sự quan tâm, chú ý đến bất kì loài sinh vật nào - giống như việc con làm với đàn kiến của mình- chúng ta sẽ tin vào sự tồn tại của chúng và bạn của con không có cơ hội được tiếp xúc và tìm hiểu về loài kiến giống như con và nếu như họ cũng biết rõ về loài kiến như con họ cũng sẽ không bao giờ làm tổn thương chúng”.

Bất cứ khi nào chúng ta hết lòng quan tâm chăm sóc đến một người nào đó trong gia đình hay thậm chí một cái cây trước nhà, một con sóc đậu trên nhánh cây thì điều đó cũng nhanh chóng trở thành một phần thân thiết với chúng ta.

Krishnamurti đã viết rằng: “ Chú ý nghĩa là chúng ta đang quân tâm và điều đó đồng nghĩa với việc chúng ta đang biết yêu thương thực sự. Chú ý là nguyên tắc cơ bản nhất của tình yêu. Bằng cách chú ý chúng ta để cho mình được chạm vào cuộc sống và trái tim cũng tự khắc trở nên cởi mở, chân thành hơn.”

Chúng ta quan tâm đến những trái tim đang được thức tỉnh, nó giống như một bông hoa nở rộ với rất đầy đủ phẩm chất tốt đẹp. Cảm giác yêu thương và yêu thương sẽ giúp chúng ta vươt qua mọi vấn đề. Ai trong chúng ta cũng đều có khả năng nhận ra được chính mình là ai khi được hòa nhập được kết nối với mọi người và thế giới xung quanh, khi con tim được mở rộng và tràn đầy yêu thương.

Khi nói về chính bản thân mình Gandhi cho biết: “ Tôi luôn giữ bản thân mình với một trái tim bao dung, tôi không ghét bất cứ ai trên trái đất này và để làm được điều đó tôi đã phải trải qua một quá tu luyện đầy kỉ luật. Trong suốt 40 năm qua tôi đã không còn cảm thấy ghét bất kì ai. Tôi nghĩ đây là một điều thực sự khó khăn nhưng tôi đã làm được điều đó bằng sự khiêm nhường , sự cởi mở.”

Khi chúng ta nhìn vào chính cuộc sống của mình và lịch sử nhân loại chúng ta nhận ra rằng sự hận thù, ganh ghét vẫn luôn tồn tại ở khắp nơi. Nó là một phần của cuộc sống tự nhiên. Ác cảm được này sinh chính bởi những quan điểm trái chiều giữa những con người khác nhau trên khắp mọi nơi. Theo như Gandhi chỉ bằng cách cống hiến mình để hòa tan xu hướng này và mang lại sự chấp nhận, yêu thương.

Thông qua thiền định , chúng ta ngày càng được rèn luyện nhiều hơn nữa sự chú ý, lắng nghe, mở cửa trái tim để nhìn về quá khứ và nhận ra được chân lý rằng, tất cả chúng ta đều được kết nối với nhau và bản chất tự nhiên của chúng ta là vượt qua thời gian, phát triển và cảm nhận sự yêu thương. Bằng sự chú ý, chúng ta có thể, bảo vệ chăm sóc thế giới này một cách tự nhiên thế giới sống, đời sống nội tâm của chúng ta và của tất cả những người khác chúng ta đang chạm vào.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật