Vì sao lại là Senkaku?

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Mặc dù Trung Quốc và vùng lãnh thổ Đài Loan đều đòi chủ quyền với quần đảo mà họ lần lượt gọi là Điếu Ngư và Điếu Ngư Đài trên biển Hoa Đông, nhưng Nhật Bản mới đang là người kiểm soát thực tế quần đảo mà Tokyo gọi là Senkaku đó.
Vì sao lại là Senkaku?
Các nhà hoạt động Nhật Bản cắm quốc kỳ Nhật

Về tài liệu lịch sử, theo Giáo sư Tadashi Ikeda, năm 1920, từng ghi nhận việc cư dân đảo Ishigaki cứu một số ngư phủ Trung Quốc bị kẹt bão gần Senkaku. Lãnh sự quán Trung Hoa Dân Quốc tại Nagasaki đã gửi thư cảm ơn về việc cứu người của họ tại khu vực mà họ ghi là “quần đảo Senkaku thuộc quận Yaeyama của tỉnh Okinawa”. 3 năm sau ngày ra đời nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, một bài viết trên Nhân Dân nhật báo đề ngày 8/1/1953, vẫn nói rằng Senkaku thuộc Nhật. Quyển World Atlas in tại Trung Quốc năm 1960 tiếp tục nhìn nhận tương tự.

Ngày 30/12/1971, Bộ Ngoại giao Trung Quốc bắt đầu đưa ra tuyên bố chủ quyền chính thức đối với Senkaku. Phong trào “Bảo Ðiếu” (Bảo vệ Ðiếu Ngư) bùng nổ từ đó. Ngày 17/11/1970, du học sinh Ðài Loan tại Ðại học Princeton (Mỹ) tổ chức cuộc biểu tình rầm rộ. Tại Úc, cộng đồng Hoa kiều cũng lên tiếng dữ dội.

Ngày 29/1/1971, khi tiến trình trả Okinawa lại cho Nhật bắt đầu đến giai đoạn cuối, khoảng 2.000 du học sinh gốc Hoa từ Ðài Loan, Hongkong và nhiều nơi khác đã bao vây trụ sở Liên Hiệp Quốc (LHQ) tại New York, kêu gọi “bảo vệ Ðiếu Ngư”. Lúc đó đang học lấy bằng Tiến sĩ luật tại Harvard, Mã Anh Cửu (đương kim lãnh đạo Ðài Loan) cũng bắt đầu soạn luận án với nội dung Ðiếu Ngư Ðài thuộc Trung Hoa dân quốc. Phong trào “Bảo Ðiếu” của Ðài Loan chỉ lắng lại sau khi Hoa lục giành được ghế LHQ vào tháng 10/1971.

Trong thực tế, người đầu tiên đặt chân đến Uotsuri (đảo lớn nhất trong 5 đảo thuộc quần đảo Senkaku) là người Nhật, ông Koga Tatsushiro, vào năm 1884. Theo một bài viết trên trang web Ðảng cộn‌g sả‌n Nhật, sau khi phát hiện có thể làm ăn tại Senkaku, ông Koga đã nộp đơn lên Chính phủ Nhật xin thuê đất.

Ngày 14/1/1895, sau chiến thắng trong cuộc chiến Trung - Nhật, Tokyo thông qua nghị quyết sáp nhập Senkaku vào lãnh thổ của họ, theo đó hai đảo Uotsuri và Kuba bắt đầu thuộc sự quản lý của chính quyền Okinawa; và tháng 4/1896, Tokyo đưa Senkaku vào địa phận quận Yaeyama (Okinawa), được xem là vùng đất thuộc sự quản lý - sở hữu nhà nước (theo Bản tuyên bố ngày 31/3/1972 của Ðảng cộn‌g sả‌n Nhật, nđd).

Tháng 9/1896, ông Koga được phép thuê bốn hòn đảo thuộc Senkaku (Uotsuri, Kuba, Minamiko và Kitako) trong thời hạn 30 năm; và bắt đầu cho công nhân từ Okinawa đến để xây nhà máy chế biến cá ngừ. Có lúc có đến hơn 200 người Nhật làm việc tại Senkaku. Thời gian sau, ông Koga giao việc quản lý cơ sở làm ăn tại Senkaku cho con trai (Koga Zenji). Tuy nhiên, khi Thế chiến II bùng nổ, Koga Zenji đình chỉ hoạt động doanh nghiệp. Senkaku bị bỏ hoang. Sau chiến tranh, Okinawa nằm dưới quyền quản lý quân đội Mỹ. Ðến năm 1972, Okinawa được trả cho người Nhật. Senkaku lại trở về tay Koga Zenji. Ðó là thời điểm mà giới địa chất loan bố khu vực đáy biển quanh Senkaku có nhiều trữ lượng dầu khí…

Do không có người thừa kế, Koga Zenji quyết định bán Senkaku cho một gia đình bạn thân - dòng tộc Kurihara (vốn là gia đình giàu có nổi tiếng kinh doanh địa ốc), với điều kiện Kurihara chỉ bán lại cho nhà nước chứ không bất kỳ ai khác. Gia đình Kurihara mua đảo Kitako và Minamiko năm 1972, Uotsuri năm 1978 và Kuba 1988 (Japan Times, 21/7/2012). Chủ sở hữu chính thức ba hòn đảo Kitako, Minamiko và Uotsuri là ông Kunioki Kurihara trong khi em gái ông sở hữu đảo Kuba (ba hòn đảo của Kunioki Kurihara được Chính phủ Tokyo thuê lại với giá 25 triệu yen (300.000 USD)/năm; trong khi đảo Kuba được Bộ Quốc phòng Nhật thuê làm bãi tập ném bom với giá không được tiết lộ). Tuy nhiên, sau hàng chục năm sở hữu, gia đình Kurihara lại quyết định bán Senkaku cho Chính phủ Nhật...

Trên The Diplomat, Tadashi Ikeda, Giáo sư Ðại học Ritsumeikan, cựu Tổng giám đốc Vụ châu Á, cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật, viết: từ 1971 trở về trước, Bắc Kinh lẫn Ðài Bắc chưa bao giờ tuyên bố sở hữu hoặc quản lý Senkaku. Trong 76 năm, Bắc Kinh lẫn Ðài Bắc chưa lần nào phản đối việc Nhật cai quản Senkaku. Cục diện chỉ thay đổi khi, vào cuối thập niên 60 của thế kỷ trước, Ủy ban Kinh tế đặc trách châu Á và Viễn Ðông thuộc LHQ (ECAFE) đưa ra báo cáo cho biết khu vực (Senkaku) có trữ lượng dầu đáng kể!

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật