“Cơn thần kinh của phương Tây” và sự trả đũa của Nga

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Theo Đài Tiếng nói nước Nga, việc NATO và Hoa Kỳ đưa những chiến thuyền cỡ lớn vào sát biên giới Nga tại Biển Đen với lý do “đảm bảo an ninh khu vực“, thực chất là hành động khiêu khích.
“Cơn thần kinh của phương Tây” và sự trả đũa của Nga
Tuần dương hạm Vella Gulf của Hoa Kỳ

Nhằm đáp trả cuộc thao diễn quân sự cách biên giới Ukraine những... 800km của Nga.

"Cơn thần kinh của phương Tây"

Tuần dương hạm Vella Gulf của Hải quân Hoa Kỳ tiến vào vùng Biển Đen hôm 7/8. Đây là chiếc tuần dương hạm được trang bị rất tối tân bao gồm hệ thống phòng không và chống tên lửa Aegis, các máy bay trực thăng đa năng, tên lửa hành trình Tomahawk và tên lửa có điều khiển Standard. Chiếc tàu này đã bám trụ tại Biển Đen và chỉ rời khỏi đó cho phải phép theo quy định của quốc tế.

Khi Vella Gulf rời khỏi vùng biển này thì các tàu nổi và tàu ngầm khác của các nước thuộc liên minh quân sự NATO vẫn bám trụ ở lại. Và theo viên tham mưu của chỉ huy phương Tây, sự có mặt của hàng loạt chiến thuyền ở tại vùng biển này là để “đảm bảo hòa bình và ổn định trong khu vực”

Ban chỉ huy NATO bao biện cho việc làm này là để rà soát lại kế hoạch của khối liên minh quân sự, gia tăng hiệu quả của học thuyết mới ở châu Âu mà họ vừa mới nghĩ ra. Việc NATO tiến hành tập trận lớn tại các nước Baltic sát biên giới của Nga được xem như là một hành động khiêu khích đối với chính quyền Tổng thống Putin và được Đài Tiếng nói nước Nga gọi là "cơn thần kinh của phương Tây". Trong khi đó, phương Tây coi đây là việc làm cần thiết để kiềm chế, ngăn chặn cái gọi là “sự hiếu chiến của Nga” khi Nga thao diễn quân sự cách xa biên giới Ukraine tới... 800km.

chuyên viên quân sự Nga Viktor Baranezh nhận xét: “Thật sự là kỳ quặc, khi chúng tôi (Nga) tiến hành hoạt động huấn luyện quân sự theo kế hoạch đã dự trù từ năm 2013. Ấy vậy mà những tháng gần đây NATO lấy lý do đó để tăng gấp 3 lần hoạt động của mình tại vùng Biển Đen. Có thể nói rằng, đây thể hiện một thói đạo đức giả của Washington và Brussels.”

Cáo buộc Nga đe dọa an ninh khu vực, nhưng Hoa Kỳ lại vừa cung ứng cho Ukaine cả tiền bạc và vũ khí. Phái tới Ukraine những huấn luyện viên và các cố vấn quân sự cao cấp. Còn NATO thì đang dự kiến hỗ trợ cho Ukraine theo qui chế đồng minh quân sự ngoài khối.

Trong những lần đăng đàn trả lời phỏng vấn, Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen liên tục nhấn mạnh rằng, các nước trong khối liên minh quân sự này đang khẩn trương chuẩn bị lực lượng phản ứng nhanh nhằm đối phó với mối đe dọa từ phía Moskva.

Rõ ràng, phương Tây đang định hướng cho dư luận nghĩ rằng: Nga đang đóng vai kẻ xấu, hiếu chiến.

Trong khi đó, theo Đài Tiếng nói nước Nga, Moskva đang cố gắng làm hết sức mình để có thể giảm bớt những xung đột B.L xung quanh Ukraine. Nga cho rằng, nếu phương Tây lo sợ quân đội Nga tập trung ở sát biên giới Ukraine thì hãy cử những quan sát viên Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) tới tận nơi để kiểm tra. Hãy để máy bay của NATO bay trên bầu trời nhiều hơn nữa để xác nhận thông tin.

Và khi đó nếu phương Tây không tin những gì mình nhìn thấy thì Bộ Quốc phòng Liên bang Nga sẵn sàng cung cấp tư liệu mà cơ quan này hiện có. Cơ quan quân sự của Nga dự định trong thời gian tới sẽ khai trương trang web và công bố những hình ảnh hoạt động của quân đội Nga.

Đến chừng đó thì hy vọng mọi thông tin khách quan sẽ được truyền đạt tới các đại diện của cộng đồng phương Tây, cũng như cho toàn thế giới hiểu rõ.

 

Tổng thống Nga Putin

Sự trả đũa của Nga

Tổng thống Putin đã đưa ra lệnh cấm và hạn chế nhập những nông sản từ các quốc gia tham gia trừng phạt Nga trong vòng một năm. Hành động này của chủ nhân điện Kremlin được nhật báo Liberation (Pháp) gọi là “ăn miếng trả miếng”

Cũng theo tờ báo này thì ông Putin đã lên án châu Âu không có chính kiến riêng rõ ràng trong các sự việc mang tầm quốc tế. Đây là một động thái cho thấy Nga đang muốn giải quyết khủng hoảng Ukraine trong hòa bình.

Tờ Liberation nhận định rằng, Nga có thể đi xa hơn nữa trong việc trừng phạt các nước phương Tây bằng lệnh cấm các hãng hàng không bay qua vùng Siberia. Nếu việc này được thực hiện sẽ là một đòn giáng trả mạnh mẽ vào các hãng hàng không, vì nó sẽ làm tăng thời gian bay và chi phí trên các chuyến bay.

Theo một kết quả thăm dò mới nhất đại đa số người dân Nga ủng hộ điện Kremlin hỗ trợ nhân đạo, ngoại giao và kể cả là kinh tế cho Ukraine. Và 60% dân Nga phản đối việc Nga can thiệp vào Ukraine bằng quân sự, đây cũng là một bài toán khó cho chính quyền Tổng thống Putin.

Còn tờ nhật báo Le Monde có bài báo với tựa đề: “Tổng thống Putin ngày càng cáu giận trước những trừng phạt của phương Tây”.

Theo bài báo thì việc các nước phương Tây trừng phạt Nga đã bắt đầu tác động lên nền kinh tế của nước này. Đồng rúp đang trượt giá so với đồng đô la, giới đầu tư nước ngoài lo sợ trước tình hình căng thẳng hiện nay nên lần lượt rút vốn ra khỏi Nga.

Còn Moskva cũng trả đũa bằng việc tuyên bố tăng giá bán khí đốt cho châu Âu. Và có thể lan sang cả lĩnh vực nhập khẩu đồ điện tử, quần áo các nhãn hiệu phương Tây, cấm visa nhập cảnh của một số doanh nhân phương Tây.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật