Chết người chỉ vì một miếng tiết canh

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Suy đa tạng, suy hô hấp, tay chân tím đen lở loét, hoại tử, bị cắt cụt chi... hình ảnh của những bệnh nhân bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn thường rất kinh dị, đáng sợ. Cho dù đã được khuyến cáo rất nhiều nhưng người dân vẫn không bỏ thói quen ăn tiết canh, nem sống – nguồn lây bệnh.
Chết người chỉ vì một miếng tiết canh
Ảnh lớn: Điều trị tích cực cho bệnh nhân bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn tại bệnh viện Nhiệt đới T.Ư.

Ngày 22.7, tại bệnh viện huyện Năm Căn (Cà Mau), bệnh nhân Ngô Việt Anh (49 tuổi, trú tại xã Tam Giang, huyện Năm Căn) đã t‌ử von‌g vì bệnh liên cầu lợn sau hơn 1 ngày điều trị. Ông Việt Anh đã nhập viện trong tình trạng xuất huyết đa tạng nhiều vùng trên c‌ơ th‌ể.

t‌ử von‌g vì một miếng ăn

Điều tra dịch tễ cho thấy, trước đó 4 ngày, hàng xóm có con lợn bị bệnh ốm chết. Ông Việt Anh đã mang về xẻ thịt cùng ăn với hai người khác. Tuy nhiên, chỉ có ông Việt Anh bị bệnh. Đầu tháng 6, bệnh viện T.Ư Huế cũng đã tiếp nhận bệnh nhân Lê Đình H. (58 tuổi, trú tại Thị xã Hương Trà) chuyển từ bệnh viện thị xã lên trong tình trạng sốt cao, người run cầm cập, sốc phản vệ, xuất huyết nhiều vết tím tái trên da.

Sau đó, bệnh nhân suy hô hấp, truy tim, ngưng tim và t‌ử von‌g. xét nghiệm cho thấy bệnh nhân dương tính với liên cầu lợn. Người nhà cho biết, ông H. không tiếp xúc với lợn, không ăn thịt lợn chưa chín tuy nhiên khu vực sinh sống có nhiều gia đình nuôi lợn.

“Sau khi ăn tiết canh, thịt lợn sống (nem chua) hoặc giết mổ lợn, nếu người dân gặp các triệu chứng sốt cao, nhức đầu, nôn nhiều, cứng gáy, mệt mỏi, phát ban thì cần phải nhập viện điều trị. Đối với lợn bị bệnh thường có triệu chứng: sốt cao, ủ rũ, biếng ăn, đứng không vững, thở khò khè thì cần phải báo cho cán bộ thú y để xử lý” - Bác sĩ Nguyễn Hồng Hà

Cũng trong tháng 6, một bệnh nhân tại bệnh viện Nhiệt đới T.Ư đã t‌ử von‌g do liên cầu lợn. bệnh nhân là Trần Văn A. (39 tuổi, trú tại Ninh Bình) nhập viện trong tình trạng sốt cao, rét run, co giật, mê sảng, mất ý thức… Đáng sợ hơn là bệnh nhân A. bị hoại tử đen toàn thân, đặc biệt mặt sưng húp, tím bầm. Các bác sĩ điều trị nhận định ngay đây là trường hợp nhiễm liên cầu khuẩn, bị nhiễm trùng huyết suy đa tạng.

Người nhà cho biết, trước khi mắc bệnh, bệnh nhân đã ăn tiết canh lợn ngoài chợ. Sau đó một ngày, bệnh nhân sốt, khó thở nhưng gia đình chỉ tưởng anh bị cảm cúm nên điều trị tại nhà. Đến khi c‌ơ th‌ể xuất hiện các vết tím đen mới vội đưa lên viện. Do sốc đa tạng, suy hô hấp, bệnh nhân không qua khỏi. Theo bác sĩ Nguyễn Tiến Lâm - Trưởng khoa Virut-Ký sinh trùng (bệnh viện Nhiệt đới T.Ư), mỗi năm, bệnh viện điều trị cho hàng chục ca bị mắc bệnh liên cầu khuẩn. Tỷ lệ tử vong của bệnh này lên đến 20%. Tuy đã được cảnh báo, tuyên truyền rất nhiều về mức độ nguy hiểm của bệnh liên cầu lợn, tuy nhiên, hầu như người dân vẫn không từ bỏ thói quen ăn tiết canh, ăn nem sống, ăn thịt lợn chết. Theo thống kê của bệnh viện Nhiệt đới T.Ư, gần 80% số bệnh nhân nhập viện đều trong tình trạng bệnh nặng hoặc đã bị biến chứng. Trong số đó có nhiều ca ở thể viêm màng não nặng, sốc, hoại tử, suy đa phủ tạng. Đáng chú ý là hầu hết bệnh nhân nhập viện muộn đều đã t‌ử von‌g.

Tỷ lệ tàn phế cao

Theo bác sĩ Lâm, bệnh liên cầu lợn là một bệnh từ động vật lây sang người do vi khuẩn liên cầu lợn (Streptococcus suis). Liên cầu khuẩn cư trú ở đường hô hấp, tiêu hóa của lợn. Trong quá trình giết mổ lớn ốm, chết, vi khuẩn này sẽ nhiễm vào các sản phẩm thịt sống, tiết canh, nếu người dân ăn phải thịt lợn chưa chế biến kỹ, tiết canh nhiễm khuẩn này sẽ bị mắc bệnh. Ngoài ra, khuẩn liên cầu cũng lây nhiễm trực tiếp vào máu người chế biến thông qua các vết thương xây sát ngoài da. Quá trình chế biến thịt không vệ sinh như dùng chung thớt chế biến cả thịt sống và thịt chín cũng dễ khiến người ăn mắc bệnh.

Một hình ảnh hoại tử của bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết do liên cầu lợn.

Bác sĩ Nguyễn Hồng Hà – Phó Chủ tịch Hội truyền nhiễm Việt Nam khẳng định, 70% các ca mắc liên cầu lợn là do ăn tiết canh lợn, 30% còn lại do giết mổ lợn hoặc ăn nem sống, thịt lợn chế biến chưa kỹ. Tùy từng người, vi khuẩn có thể ủ bệnh từ 2-5 ngày. Người nhiễm bệnh đầu tiên sẽ gặp các triệu chứng sốt cao trên 39 độ C, rét run, cực kỳ mệt mỏi. Nếu bị viêm màng não thì buồn nôn, nôn, đau đầu dữ dội, thậm chí mê man. Chỉ sau sốt 1-2 ngày, c‌ơ th‌ể bắt đầu xuất hiện các ban đỏ hoại tử, tím đen từ chân, tay, lan lên đùi, bụng hoặc mặt. Cảnh tượng của bệnh nhân liên cầu khuẩn thường rất kinh dị khi c‌ơ th‌ể gần như “thối rữa”, bị vi khuẩn “ăn” rất nhanh. bệnh nhân sẽ nhanh chóng rơi vào tình trạng sốc, trụy tim mạch, tụt huyết áp, suy hô hấp, suy đa phủ tạng, hôn mê và t‌ử von‌g.

Ôm cả hai cẳng chân đã bị tháo hết cả hai bàn, anh Trần Văn B (32 tuổi, Hà Nam) đau khổ: “Chẳng thà tôi chết đi chứ giờ với đôi chân tàn phế này, tôi giúp gì được cho vợ con. Gia đình tôi neo người, vợ dại, hai con bé lại còn mẹ già. Ai biết chỉ vì miếng tiết canh mà ra nông nỗi này”. Trước đó, anh đã đi nhậu với bạn bè, có ăn tiết canh lợn. Sau 2 ngày, anh lên cơn sốt cao, run rẩy, sau đó hai chân bị tím đen lại, mê man. Gia đình đã phải đưa anh lên bệnh viện Nhiệt đới để điều trị. Anh đã phải điều trị lọc máu tốn gần 100 triệu đồng, gia đình phải bán vay mượn khắp nơi. T thoát khỏi lưỡi hái tử thần nhưng anh B. bị hoại tử quá nặng, tắc mạch cả hai bàn chân nên các bác sĩ phải tháo khớp. Giờ anh đã qua khỏi cơn nguy kịch, tuy nhiên, hai bàn chân đã không còn. Anh vừa mất sức lao động, vừa đứng trước nỗi lo lắng nợ nần mà không biết lấy gì trả.

Theo bác sĩ Lâm, các ca điều trị bệnh liên cầu khuẩn lợn đều rất tốn kém, nếu nhiễm khuẩn đường huyết, suy hô hấp thì phải thở máy, lọc máu, tiêu tốn vài chục đến hàng trăm triệu đồng mà chưa chắc đã cứu được tính mạng. Còn nếu bệnh nhân bị biến chứng viêm màng não mủ thì sau điều trị sẽ gặp phải nhiều biến chứng như điếc, giảm trí nhớ, động kinh, co giật, thiểu năng trí tuệ. Những trường hợp bị hoại tử nặng sẽ phải tháo từ ngón tay, chân đến tháo cả bàn tay, bàn chân, khiến nhiều người thành tàn phế.  Theo thông báo của Cục Y tế dự phòng, trong 6 tháng đầu năm trên cả nước đã ghi nhận 16 trường hợp nhiễm liên cầu lợn ở người, trong đó có 05 trường hợp t‌ử von‌g, riêng tháng 6 có 3 trường hợp t‌ử von‌g tại tỉnh Hòa Bình (02), Thừa Thiên Huế (1). Tháng 7 ghi nhận thêm 1 ca bệnh tại Cà Mau. bệnh nhiễm liên cầu lợn ở người tăng mạnh trong mùa nắng nóng và có nguy cơ trở thành dịch nếu không có biện pháp phòng tránh và điều trị.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật