Triều Tiên phóng tên lửa: Kim Jong-un đang đi trên dây?

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un tiếp tục đích thân chỉ đạo một cuộc phóng tên lửa với mục tiêu giả định là… đánh sập căn cứ Mỹ tại Hàn Quốc
Triều Tiên phóng tên lửa: Kim Jong-un đang đi trên dây?
Cuộc tập trận của Triều Tiên do KCNA đưa hình ảnh

Đánh sập căn cứ Mỹ

Hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên ngày 27/7 đưa thông tin, vào ngày 26/7/2014, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã đích thân chỉ đạo một cuộc tập trận bắn tên lửa vào một vùng biển không được tiết lộ. Mục tiêu của cuộc tập trận này cũng đầy tham vọng: tiêu diệt căn cứ quân sự của Mỹ tại Hàn Quốc có gần 30.000 binh sỹ Mỹ đồn trú.

Ngoài ra, cuộc bắn tên lửa rầm rộ này cũng được truyền thông nhà nước Triều Tiên kêu gọi như một hành động nhằm kỷ niệm thỏa thuận ngừng bắn kết thúc chiến tranh liên Triều 1950 – 1953.

Cũng theo nguồn tin trên, vụ phóng nhằm đánh dấu dịp kỷ niệm thỏa thuận ngừng bắn 27/7 nhằm kết thúc chiến tranh Triều Tiên 1950-1953.

Quân đội Hàn Quốc cũng cho biết Triều Tiên đã bắn một tên lửa tầm ngắn ra biển Nhật Bản vào lúc 21h40 ngày 26/7. Tên lửa này có tầm bắn 500km, được phóng đi từ mũi Jangsan trên bờ biển phía Tây Triều Tiên, cách biên giới Hàn Quốc chỉ 19km.

Trước những cuộc thử tên lửa, tập trận tên lửa, tập trận rocket liên tục của Triều Tiên thời gian qua, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, trong đó có cả Trung Quốc – một quốc gia có mối quan hệ mật thiệt với Triều Tiên đã phải lên tiếng chỉ trích. Hội đồng bảo an cho rằng Triều Tiên đang ra sức làm căng thẳng tình hình khu vực, bất chấp những nỗ lực hòa dịu và giải tỏa những căng thẳng tại bán đảo này.

Tuy nhiên, Bình Nhưỡng cho rằng các hành động của mình chỉ nhằm vệ quốc và không ngừng theo đuổi khát vọng tìm lại một quốc gia thống nhất.

Vì sao Triều Tiên muốn tạo sức ép với Hàn Quốc?

Bằng liên tiếp các cuộc tập trận như vậy, Triều Tiên đang cố gắng duy trì một mối đe dọa quân sự với Hàn Quốc, không để mối quan hệ giữa hai quốc gia này rơi vào tình trạng ru ngủ hoặc đấu dịu. Miền Bắc muốn gây sức ép với miền Nam, đặt Seoul luôn trong tình trạng lo sợ, bất an.

Nhưng thực tế, như xem một trò biểu diễn xiếc người đi trên dây, khán giả có thể sợ hãi, lo lắng, nhưng người gặp nguy hiểm lại chính là các diễn viên.

Trước hết, Bình Nhưỡng muốn bán đảo Triều Tiên luôn tiềm tàng nguy cơ chiến tranh. Một khi nguy cơ này vẫn còn, thì họ vẫn nhận được sự ủng hộ, hậu thuẫn từ Trung Quốc.

Bởi lẽ, với Triều Tiên, bản thân Bắc Kinh đang vướng vào một mâu thuẫn khó có thể tháo gỡ. Họ không muốn ở cửa ngõ của mình luôn kè kè một thùng vũ khí hạt nhân có thể nổ bất kỳ lúc nào, đặc biệt, đối thủ của Bình Nhưỡng lại chính là đối thủ của Trung Quốc lúc này – nước Mỹ. Những hành động tự phát của Bình Nhưỡng hoàn toàn dẫn đến việc leo thang chiến tranh toàn bán đảo, thậm chí cả khu vực, và rất có thể, vũ khí hạt nhân sẽ được sử dụng ở đây.

Nhà lãnh đạo Kim Jong-un và các quan chức của mình chỉ đạo tập trận

Vì thế, kìm chế Bình Nhưỡng là nhiệm vụ mà không cần thúc giục từ phương Tây, Trung Quốc cũng thực hiện một cách hết mình.

Tuy nhiên, Bắc Kinh chỉ muốn kìm chế Bình Nhưỡng chứ không giải giáp vũ khí hạt nhân của họ. Bởi đây là sức mạnh duy nhất có thể đảm bảo sự tồn vong của Bình Nhưỡng vào lúc này.

Đã qua rồi thời trật tự hai cực Yalta để Trung Quốc có thể gửi quân chí nguyện cứu giúp Bắc Triều Tiên. Nếu Hàn Quốc phát động chiến tranh và Mỹ tham chiến với tư cách thỏa thuận tương trợ đồng minh, Trung Quốc sẽ mất Triều Tiên.

Trong khi lãnh đạo của Triều Tiên lúc này là Kim Jong-un, một người vô cùng khó đoán định, Trung Quốc không còn cách nào khác ngoài việc trong mặt chiều chuộng, ngoài mặt nghiêm khắc với Triều Tiên.

Và việc Triều Tiên duy trì căng thẳng trên bán đảo này không khác gì một hành động giận hờn vu vơ với Bắc Kinh, để Kim Jong-un có thể duy trì sự chiều chuộng ngầm mà Bắc Kinh phải dành cho mình.

Còn với Seoul và Washington, Bình Nhưỡng dù có tăng sức ép như vậy hay tăng hơn nữa, thì họ cũng đều đã có biện pháp. Chung sống với Bắc Hàn từ năm 1953 đến nay, qua ba đời lãnh đạo, Nam Hàn hoàn toàn hiểu họ đang đối diện với ai và cần phải chuẩn bị những gì.

Triều Tiên đang đi trên dây

Vậy vì sao cho rằng người đi trên dây lại là Triều Tiên? Còn nhớ, mùa đông năm 2013, Bình Nhưỡng đã phải cắt giảm binh lính về địa phương để tham gia sản xuất nông nghiệp. Khu công nghiệp Kaesong bị đóng cửa, Bình Nhưỡng cũng nhanh chóng giảm nhiệt căng thẳng để nối lại hoạt động khu công nghiệp này với Hàn Quốc.

Tập trận pháo binh của Triều Tiên hồi cuối năm 2013 Sau khi thanh trừng Jang Song-thaek, mối quan hệ Bình Nhưỡng – Bắc Kinh rơi vào điểm trũng, nhưng Bình Nhưỡng cũng có những động thái đấu dịu tích cực, bởi Bắc Kinh vẫn tiếp tế cho họ một nguồn viện trợ dồi dào và nguồn chi viện này ảnh hưởng không nhỏ đến sự ổn định của kinh tế, xã hội Triều Tiên.

Sẽ có những sự so sánh, đặc biệt với Hàn Quốc thế này, đất nước đang thay đổi từng ngày một phần không nhỏ nhờ sự thân cận với Mỹ.

Chưa kể, mỗi một cuộc tập trận ngốn của Triều Tiên số tiền không nhỏ, và họ vẫn đang phụ thuộc vào sự giúp đỡ của Trung Quốc, từ viện trợ súng đạn cho đến công nghệ và tiền để làm ra súng đạn.

Cơm áo không đùa với khách thơ. Cho nên, không phải không có lý khi cho rằng, người đi trên dây là Bình Nhưỡng chứ không phải những người ngồi quan sát là Hàn Quốc, càng không phải nước Mỹ.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật