Cơm nguội hâm nóng có gây ngộ độc?

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tiết trời mùa hè nóng bức khiến nhiều người có cảm giác chán ăn, thức ăn thừa vì thế tồn đọng lại nhiều.
Cơm nguội hâm nóng có gây ngộ độc?
Ảnh minh họa

Các bà nội trợ thường lưu trữ lại đồ ăn, thậm chí cả cơm thừa để dùng nốt trong những bữa ăn sau. Tuy nhiên quá trình biến chất của thực phẩm hay cơm nguội diễn ra rất nhan

Tuy nhiên quá trình biến chất của thực phẩm hay cơm nguội diễn ra rất nhanh; sử dụng cơm nguội đã bị biến chất có thể gây rối loại tiêu hóa. Do đó, bảo quản và chế biến lại cơm nguội là điều vô cùng quan trọng. Nhiều người vẫn duy trì thói quen bảo quản cơm còn thừa trong tủ lạnh và luôn tin tưởng đó là cách bảo quản hiệu quả nhất. Cách làm này tưởng chừng đơn giản, tiết kiệm nhưng thực tế lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Những ngày thời tiết nóng, độ ẩm lớn, vi khuẩn có nhiều điều kiện để sinh trưởng mạnh. Trong khi đó, sức đề kháng của con người trong kiểu thời tiết này thường yếu, vi khuẩn dễ xâm nhập.
Từ 6 tiếng trở lên, vi khuẩn trong cơm sẽ sản sinh ra một loại độc tố nguy hại cho đường ruột. Nếu ăn cơm nguội thừa chứa bacillus cereus sẽ xuất hiện các hội chứng ngộ độc như đau đầu, buồn nôn, đi ngoài. Vi khuẩn này có sẵn trong gạo bị nhiễm từ đất, quá trình nấu cơm qua nhiệt vẫn không thể tiêu diệt loại vi khuẩn này mà chúng lại phát triển thành một dạng bào tử khác để thích nghi. Nếu ăn phải cơm nguội chứa vi khuẩn này sẽ gây cảm giác buồn nôn, tiêu chảy...Những người có thể trạng yếu như người già, trẻ em khi mắc các triệu chứng trên có thể gây thêm nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Cơm nguội dù về cảm quan không hề có dấu hiệu biến chất, đã được rang hoặc hâm nóng vẫn có thể gây ngộ độc thực phẩm bởi như đã nói ở trên,vi khuẩn không bị tiêu diệt bởi nhiệt độ. Bào tử sẽ không kịp phát triển nếu ăn cơm nóng ăn ngay sau khi nấu. Thời gian để cơm nguội càng dài, độc tố càng sản sinh ra nhiều.
hông mấy người Việt lại chưa từng một lần ăn cơm nguội bởi ai cũng cho rằng một khi đã được hâm lại, cơm nguội cũng an toàn chẳng khác gì cơm mới nấu. Thực tế không hề đúng như vậy. Tốt nhất, các bà nội trợ nên định lượng hợp lý, nhu cầu dùng cơm một bữa ăn tới đâu thì nấu tới đó.

Trong trường hợp còn thừa lại cơm, để tái sử dụng cơm nguội một cách hiệu quả, các bà nội trợ cần chú ý một vài điều sau: - Cơm nóng còn thừa phải làm nguội thật nhanh, có thể để cả ruột nồi cơm vào nước lạnh để làm cơm giảm nhiệt nhanh chóng rồi mới cất vào ngăn mát tủ lạnh. - Không nên sử dụng tủ lạnh để bảo quản cơm quá 24 giờ, cũng không nên hâm nóng cơm quá 2 lần để đảm bảo chất dinh dưỡng có trong cơm. - Muốn hấp cơm dẻo thơm như cơm mới có thể dùng nồi cơm điện. Cho một chút nước vào nồi cơm điện rồi trút cơm vào nồi, bật nút nấu chỉ vài phút là cơm đã nóng trở lại như mới nấu. - Cũng có thể hấp cơm bằng lò vi sóng, cho cơm nguội vào bát, lấy màng bọc thực phẩm bọc kín bề mặt cơm hoặc úp một bát to đậy kín cơm rồi mới nhấn nút hoạt động lò. Cơm sẽ không bị khô mà vẫn đủ nóng. Nhìn chung, việc bảo quản và tái sử dụng cơm nguội nói riêng cũng như các sản phẩm thừa khác nói chung cần hết sức thận trọng. Món ăn còn thừa cần sử dụng sớm nhất có thể, dù đã bảo quản trong tủ lạnh, tốt nhất nên sử dụng trong khoảng 5 tiếng kể từ lúc bảo quản.
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật