Mỹ-Ấn-Nhật tập trận hải quân, Bắc Kinh giật mình

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ngày 24.7 sẽ bắt đầu cuộc tập trận tam quốc Mỹ-Ấn Độ và Nhật Bản ở phía bắc Thái Bình Dương gần Nhật, thể hiện tinh thần hợp tác hàng hải ngày càng cao khi châu Á đối mặt với tham vọng độc chiếm vùng biển Đông và Hoa Đông.
Mỹ-Ấn-Nhật tập trận hải quân, Bắc Kinh giật mình
Thủy thủ tàu sân bay Mỹ Carl Vinson đón chào khu trục hạm Ấn INS Ranvijay

TQ vốn thiếu khả năng trực tiếp tiếp cận Ấn Độ Dương và các tuyến hàng hải Thái Bình Dương, cuộc tập trận hải quân Malabar là một điều đáng lo của họ.

Trái với Malabar 2007 ở Vịnh Bengal tức cách xa bờ biển TQ, Malabar 2014 diễn ra ở bắc Thái Bình Dương, hẳn Bắc Kinh sẽ lại giật mình, khi họ đang tranh chấp quần đảo Điếu Ngư với Nhật vốn đang kiểm soát nhóm đảo này và gọi là quần đảo Senkaku.

Sau cuộc tập trận Malabar 2014, Ấn còn cùng Mỹ tập trận chống khủ‌ng b‌ố “Yudh Abhyas” vào tháng 9 tới ở vùng Uttarakhand, theo báo Times of India.

Cả hai chiến dịch này đều là những hoạt động quân sự lớn của quân đội Ấn, từ khi đảng Bharatiya Janata Party (BJP) của Thủ tướng Narendra Modi giành chiến thắng ở kỳ bầu cử Quốc hội Ấn hồi tháng 5.2014.

Người phát ngôn hải quân Ấn D.K. Sharma nói một tàu hộ vệ  tàng hình lớp Shivalik,một khu trục hạm lớp Rajput,một tàu hậu cần và 800 quân nhân Ấn sẽ tham gia cuộc tập trận chung Malabar kéo dài một tuần này, vốn gồm diễn tập chống hải tặc và chống khủ‌ng b‌ố.

Sharma còn nói chiến dịch tập trận chung này nhằm để các nước chuẩn bị “đối phó tình hình khi các lực lượng hải quân làm việc chung về mặt chiến thuật”.

Hải quân Ấn tập chống khủ‌ng b‌ố trên tàu sân bay
Chưa có thông tin về số tàu tham gia của Mỹ và Nhật.Trong chủ trương “xoay trục về châu Á” của Tổng thống Mỹ Barack Obama, Mỹ đã công bố kế hoạch chuyển các hoạt động hải quân về châu Á trong thập niên tới và tăng cường số lần tập trận.

“Cách bày tỏ sự bực mình” với TQ

Mối quan hệ giữa Nhật và Ấn được tăng cường khi căng thẳng địa-chính trị ở châu Á gia tăng, và hồi đầu năm nay, Nhật được mời tham dự  cuộc tập trận hải quân Malabar hàng năm.

Ấn và Nhật hiện có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với TQ, và họ cùng chia sẻ nỗi quan ngại về những tham vọng quân sự của Bắc Kinh. Các nhà phân tích ở Ấn nói quyết định mời Nhật tham dự Malabar 2014 là tín hiệu về một chính sách hàng hải mạnh mẽ, tự tin hơn.

"Đây là một sự phản ánh về môi trường chiến lược mới, nơi có một mức độ bực mình tại Ấn và nước khác về những hành xử của TQ”, theo Uday Bhaskar, một cựu sĩ quan hải quân Ấn và nay là thành viên tổ chức nghiên cứu Society for Policy Studies ở New Delhi.

Ông Bhaskar nói tiếp: “Để đối phó với sự trỗi dậy của TQ, Ấn nay tìm cách định hình môi trường chiến lược này bằng cách xây dựng khả năng phòng vệ tập thể”. Ông nói Ấn đang tìm đến một châu Á đa cực, và hợp tác hàng hải là “cách khôn ngoan” để đạt được mục tiêu.

Ông Bhaskar từng chỉ trích quyết định  của Ấn không tổ chức tập trận hải quân đa phương kể từ sau năm 2007.

Bắc Kinh lo sợ một nỗ lực do Mỹ dẫn đầu để “kềm cương” sự trỗi dậy hung hăng-thay cho lời hứa “trỗi dậy hòa bình” trước đây-đã phản ứng phẫn nộ khi Nhật, Úc, Singapore tham gia cuộc tập trận Malabar 2007.

Nhật cũng tham gia năm 2009 nhưng sau đó, không có nước thứ ba nào được mời cuộc tập trận chủ yếu của hải quân Mỹ và Ấn này.
Ấn và Nhật bắt đầu các hoạt động tập trận chung từ năm 2012. Tháng 1.2014, lực lượng tuần duyên hai nước bắt đầu diễn tập chung ở Biển Ả rập. quan hệ giữa hai nền dân chủ châu Á này càng được củng cố dưới thời tân Thủ tướng Ấn

Modi, người có quan hệ thân thiết với đồng nhiệm Nhật Shinzo Abe.

Theo báo Wall Street Journal, các quan chức TQ chưa bình luận về việc Nhật tham gia cuộc tập trận hải quân Malabar 2014.

“Đường lối ngoại giao thông minh”

Nhật có sự ủng hộ của Mỹ, đã mở mặt trận ngoại giao để kéo các nước châu Á trở thành một mặt trận đoàn kết hơn phòng chống TQ vốn “húc đầu”-chữ của Wall Street Journal-vói các nước láng giềng của họ ở biển Đông và biển Hoa Đông.

TQ cũng “tăng động” ở phía tây, dọc biên giới trên bộ với Ấn Độ và ở vùng biển Ấn Độ Dương. Ấn tố cáo lính TQ liên tục xâm nhập vào vùng núi Hymalaya thuộc về phần Ấn kiểm soát.  Năm 1962 từng xảy ra chiến tranh Trung-Ấn ở vùng biên giới này.

Các quan chức Ấn cũng quan ngại sự hiện diện của TQ ở Ấn Độ Dương, nơi Ấn đang gieo tầm ảnh hưởng. Đây cũng là một tuyến đường hàng hải quan trọng để dầu từ Trung Đông được chở về Ấn, qua TQ, Nhật và phần còn lại của khu vực Đông Á.

Bắc Kinh đã tài trợ nhiều tiền cho việc xây cảng ở Pakistan và Sri Lanka, trong khi hải quân TQ hoạt động thường xuyên ở Ấn Đô Dương.

TQ cũng tìm cách cải thiện quan hệ kinh tế với Ấn. Các quan chức TQ đã đến gặp Thủ tướng Modi và hai nước này cùng Nga, Nam Phi và Brazil (trong khối 5 nước có nền kinh tế đang nổi BRICS) vừa ký một thỏa thuận lập một ngân hàng phát triển mới, để làm đối trọng với hai thể chế tài chính do phương Tây thống trị là Ngân hàng thế giới và Quỹ tiền tệ quốc tế.

K. Raja Menon, một cựu sĩ quan hải quân Ấn, nay là nhà phân tích ở viện nghiên cứu hòa bình và xung đột, nói: “Ấn đang đặt cược khi lập quan hệ với cả TQ và Nhật. Đây là một đường lối ngoại giao thông minh”.

Ông  Bhaskar nói Ấn nên tìm cách chuyển TQ thành “một cổ đông trong mục tiêu tạo mọi khả năng phát triển tập thể, hơn là khiến TQ trở nên một kẻ thù”.
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật