Thầy giáo 8x sống cùng bộ sưu tập gần 1.000 đồ cổ thời chiến

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Những vật dụng gắn với người lính như chiếc ba lô, mũ cối, thắt lưng, bộ quần áo… đều được chàng trai 8x đam mê đồ cổ mang về nhà.
Thầy giáo 8x sống cùng bộ sưu tập gần 1.000 đồ cổ thời chiến
Bộ sưu tập đồ kháng chiến của chàng trai 8x

Gần 1.000 kỷ vật từ thời chiến tranh đã được chàng trai trẻ Phạm Văn Điệp (sinh năm 1985), ở Duy Tiên, Hà Nam sưu tập treo khắp bốn bức tường trong căn nhà nhỏ của mình. Phần lớn trong đó là các kỷ vật thời kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ như bình bi-đông và dao găm, đạn cối 82mm, đạn pháo cao xạ 37mm…

Vốn là một giáo viên tiểu học nhưng chàng trai 8x lại có niềm đam mê đặc biệt với những kỷ vật thời kháng chiến. Sau những giờ lên lớp, chàng trai trẻ dành tất cả thời gian cho niềm đam mê của mình.

Ngay từ hồi còn học cấp 1, qua câu chuyện kể của các bác cựu chiến binh ở địa phương về chuyện đi lính ở trong rừng, đánh giặc với những vật chiến thô sơ, Điệp đã bị cuốn hút. Từ đó, đi bất cứ đâu, anh đều tìm kiếm, sưu tập những kỷ vật của các cựu chiến binh. Có khi để sưu tập được một món đồ, anh phải đi lại nhiều lần, bày tỏ sự chân tình của mình mới có được.

Anh Điệp chia sẻ: “Các đồ vật chính là những kỷ vật, mỗi một cái bi-đông đựng nước của người lính Trường Sơn, chiếc cặp lồng đựng cơm của nữ thanh niên xung phong hay một chiếc la bàn, bộ quần áo rách đều chứa đựng một câu chuyện về thời chiến. Khi cầm đồ vật trên tay nghe các bác cựu binh kể chuyện mà tôi ngỡ như mình đang chứng kiến sự việc”.

 

Rất nhiều kỷ vật được xếp ngăn nắp trong tủ kính

Tất cả kỷ vật được chàng trai này ghi lại chi tiết trong cuốn sổ nhỏ, từ việc nhận của ai, thời gian, địa điểm, vật dụng gì, gắn với kỷ niệm nào… để bất cứ ai hỏi anh đều nhớ và kể lại.

“Kỷ vật đầu tiên tôi sưu tầm được là một chiếc lược làm từ mảnh nhôm của máy bay Mỹ bị bắn rơi, được người lính chế tác thành cái lược sử dụng trong những năm kháng chiến.

Bất kể vật gì dù của người chỉ huy hay người lính bình thường đều đáng trân trọng vì họ đã hy sinh xương máu để giành độc lập tự do cho đất nước. Cứ mỗi khi đi làm về tôi đều ngắm chúng, ngồi lôi vỏ súng, vỏ đạn, lưỡi lê ra lau chùi”, chàng trai 8x chia sẻ.

Trong căn phòng 20 m2, hàng nghìn kỷ vật được anh Điệp xếp gọn gàng trong tủ kính trông như bảo tàng cổ thu nhỏ. Để đem được những kỷ vật thời chiến tranh từ hàng trăm năm trước về đây, chàng trai 8x đã phải đi tìm kiếm, dò hỏi, mua từ nhiều địa phương rất xa. Xa nhất là chiếc quạt Marelli của Ý được mua lại của một vị quan thời kháng chiến ở Sài Gòn.

 

Nhiều loại bình bi đông đựng nước của các chiến sĩ trong chiến tranh

Suốt 10 năm qua, Anh Điệp say mê, kiên trì tìm kiếm, có những đợt anh dành cả tuần đi vào chiến trường Bình-Trị-Thiên, ở đó anh sưu tập được nhiều vỏ đạn cối, súng.

Ngoài những kỷ vật thời kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, ngôi nhà nhỏ của anh còn có nhiều hiện vật từ thời phong kiến có niên đại hàng trăm năm trước. Như chiếc lư hương, đỉnh đồng hay bộ hình hạc, cây kiếm.

Có những hiện vật là chiến lợi phẩm từ thời chống Tàu năm 1979 như chiếc bi-đông xe đạp, bát sắt ăn cơm, ba lô, dao găm, đèn măng-xông của các cựu binh sau cuộc chiến mang về giữ làm kỷ niệm.

Không chỉ có những hiện vật là súng, đạn, bộ sưu tập đồ kháng chiến của anh Điệp còn có những giấy tờ, tem, phiếu thời bao cấp…

Dự định sắp tới của anh Điệp là sẽ sưu tập thêm hiện vật thời chiến, mở một quán cà phê lính để giới thiệu cho mọi người có chung niềm đam mê giao lưu, chia sẻ kỷ vật. Qua những hiện vật thời chiến anh muốn nhắn nhủ tới thế hệ trẻ phải biết quý trọng và biết ơn thế hệ ông cha đã hy sinh một phần xương máu để bảo vệ đất nước.

 

Chiếc điện thoại liên lạc thời chiến

 

Bộ lưỡi lê tiện cho việc "cận chiến" khi đánh giáp la cà

 

 

 

Chiếc lược chế từ mảnh máy bay của Mỹ bị bắn rơi

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật